Chương XXI - PAKIṆṆAKAVAGGA - (Phẩm Tạp Lục)

15 Tháng Sáu 201416:24(Xem: 5700)
MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH
Dhammapada
KINH LỜI VÀNG
Việt - lục bát thi hóa - Pāḷi
( In lần thứ 5, có chỉnh sửa và nhuận sắc lần cuối)

Chương XXI 
PAKIṆṆAKAVAGGA 
(Phẩm Tạp Lục)

290.

Xa lìa hạnh phúc nhỏ nhoi

Tìm hạnh phúc lớn để noi hướng về

Lạc nhỏ, bậc trí không mê

Quyết hái lạc lớn: Bồ-đề tám bông!(1)

 

Mattāsukhapariccāgā

passe ce vipulaṃ sukhaṃ

caje mattāsukhaṃ dhīro

sampassaṃ vipulaṃ sukhaṃ.

­œ

291.

Cứ gieo đau khổ cho người

Để tìm hạnh phúc, nực cười lắm thay!

Kẻ ngu thù hận trói tay

Bị lôi, bị siết, bủa vây oán cừu!

 

Paradukkhūpadhānena

attano sukhaṃ icchati,

verasaṃsaggasaṃsaṭṭho

verā so na parimuccati.

­œ

292.

Việc đáng thì lại không làm(1)

Việc không thích đáng(2) lại ham dính vào

Người ngu ngã mạn tự hào

Lậu hoặc tăng trưởng khác nào bìm leo!

 

Yaṃ hi kiccaṃ apaviddhaṃ

akiccaṃ pana kayirati,

unnaḷānaṃ pamattānaṃ

tesaṃ vaḍḍhanti āsavā.

­œ

293.

Những người cần mẫn siêng năng

Niệm thân, quán tưởng thường hằng chẳng lơi

Chỉ làm việc thích đáng thôi

Ngã mạn, lậu hoặc khó mòi nẩy sanh!

 

Yesañca susamāraddhā

niccaṃ kāyagatā sati,

akiccaṃ te na sevanti

kicce sātaccakārino,

satānaṃ sampajānānaṃ

atthaṃ gacchanti āsavā.

­œ

294.

Sau khi diệt “cha mẹ”(1) rồi

Giết “hai vua”(2) nọ hết đời hiếu tranh!

Chặt tên “quốc khố đại thần”(3)

Chém bọn “lãnh thổ quan quân tùy tùng”(4)

Được rồi quốc độ mênh mông

Bậc vô ưu sống thong dong bốn mùa!

 

Mātaraṃ pitaraṃ hantvā

rājāno dve ca khattiye,

raṭṭhaṃ sānucaraṃ hantvā

anīgho yāti brāhmaṇo.

­œ

295.

“Mẹ cha” đã giết, đã chôn

“hai vua Bà-la-môn”, chém ngành!

Trị “năm hổ tướng lừng danh”(1)

Bậc vô ưu sống, vô sanh đời đời!

 

Mātaraṃ pitaraṃ hantvā

rājāno dve ca sotthiye,

veyagghapañcamaṃ hantvā

anīgho yāti brāhmaṇo.

­œ

296.

Đệ tử đức Gotama

Ngày đêm tỉnh giác, Phật-đà niệm luôn

Ân đức Phật Bảo cao thâm

Nằm, ngồi, đi đứng - nhất tâm niệm hoài.

 

Suppabuddhaṃ pabujjhanti

sadā gotamasāvakā,

yesaṃ divā ca ratto ca

niccaṃ buddhagatā sati.

­œ 

297.

Đệ tử của đức Như Lai

Ngày đêm tỉnh niệm trọn bài Đạt-ma

Ân đức Pháp Bảo bao la

Pháp đi, pháp đến - lơ là chẳng nên!

 

Suppabuddhaṃ pabujjhanti

sadā gotamasāvakā,

yesaṃ divā ca ratto ca

niccaṃ dhammagatā sati.

­œ 

298.

Đệ tử của đức Sakyā

Ngày đêm tỉnh giác, Tăng-già niệm luôn

Ân đức Tăng Bảo thậm thâm

Ba canh, sáu khắc tinh cần không lơi!

 

Suppabuddhaṃ pabujjhanti

sadā gotamasāvakā,

yesaṃ divā ca ratto ca

niccaṃ saṅghagatā sati.

­œ

299.

Đệ tử của đức Thế Tôn

Sắc thân đi đứng, luôn luôn niệm hoài

Thân gồm thể trược ba hai

Nhớ ghi, niệm tưởng trong ngoài chớ quên!

 

Suppabuddhaṃ pabujjhanti

sadā gotamasāvakā,

yesaṃ divā ca ratto ca

niccaṃ kāyagatā sati.

­œ

300.

Đệ tử của đức Đại Hiền

Vô thù, vô hại chăm chuyên niệm hoài

Từ tâm rải khắp bốn loài

An vui chuyên niệm khuya, mai, tối, chiều!

 

Suppabuddhaṃ pabujjhanti

sadā gotamasāvakā,

yesaṃ divā ca ratto ca

ahiṃsāya rato mano.

­œ

301.

Đệ tử của đức Vô Sanh

Ngày đêm tỉnh giác, trong lành, hỷ hoan

Thân tâm trú niệm chu toàn

Vui đời thiền quán, xứng hàng sa-môn!

 

Suppabuddhaṃ pabujjhanti

sadā gotamasāvakā,

yesaṃ divā ca ratto ca

bhāvanāya rato mano.

­œ

302.

Khó thay đời sống xuất gia!

An vui đời sống không nhà, khó hơn!

Tại gia, phiền não dập dồn

Lại khó hơn nữa, sầu buồn kéo lôi!

Bạn bè không hợp, chán ôi!

Làm người lữ khách luân hồi, càng thương!

Vậy nên dừng gót đoạn trường

Chạy theo, biết khổ, vẫn bươn chải hoài!

 

Duppabbajjaṃ durabhiramaṃ

durāvāsā gharā dukhā,

dukkho’samānasaṃvāso

dukkhānupatitaddhagū,

tasmā na caddhagū siyā

na ca dukkhānupatito siyā.

­œ

303.

Đức tin, giới hạnh đầy tròn

Danh thơm, tài sản Sa-môn có rồi!(1)

Đi đâu cũng được đón mời

Cung nghinh, quý trọng phúc trời dám so?

 

Saddho sīlena sampanno

yasobhogasamappito,

yaṃ yaṃ padesaṃ bhajati

tattha tattheva pūjito.

­œ

304.

Cao cao núi tuyết Hy-ma

Người lành cũng vậy, ở xa thấy liền

Mũi tên bay giữa đêm đen

Như kẻ xấu ác, ai thèm biết cho!

 

Dūre santo pakāsenti

himavantova pabbato,

asantettha na dissanti

rattiṃ khittā yathā sarā.

­œ

305.

Với ai thích sống cô đơn

Độc hành lặng lẽ, chánh chơn tự lòng!

Ngồi, nằm tâm ý thanh trong

Rừng sâu khả ái, thật không phụ người!

 

Ek’āsanaṃ ekaseyyaṃ

eko caramatandito,

eko damayaṃ attānaṃ

vanante ramito siyā.



(1) Bát chánh đạo.

(1) Việc thích đáng: Như giới, định, tuệ.

(2) Việc không thích đáng: Chăm sóc cái thân, trang trí y bát, dù dép; lo việc ở ngoài đời...

(1) Mātu: Mẹ, tiêu biểu cho tâm ái dục (taṇhā); pitu: Cha, tiêu biểu cho ngã mạn, cố chấp, cứng đầu, kiêu căng, tự phụ, hống hách... 

(2) Hai vua: Thường kiến và đoạn kiến.

(3) Người phụ trách kho tàng của vương quốc – ý nói cái tâm ái luyến bám bíu vào đời sống.

(4) Ý nói lục căn và lục trần.

(1) Là năm chướng ngại tinh thần (5 triền cái): Hôn trầm, thuỵ miên, nghi; sân ác; trạo hối; tham dục.

(1) Gia tài thánh hạnh.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Hai 2015(Xem: 6541)
Giống như biển cả chỉ có một vị, đó là vị mặn của muối; cũng như thế, Giáo Pháp và Giới Luật chỉ có một vị, đó là hương vị giải thoát. Đây là phẩm chất tuyệt vời và kỳ diệu thứ sáu của Giáo Pháp và Giới Luật..
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 6604)
Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi sáng, sẽ có một buổi sáng hạnh phúc.Bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi trưa, sẽ có một buổi trưa hạnh phúc.Bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi chiều, sẽ có một buổi chiều hạnh phúc.
21 Tháng Giêng 2015(Xem: 6372)
Bài kinh hay đúng hơn là bài thơ Sunita này đã được Gabriel 'Jivasattha' Bittar, một người tu tập theo Phật Giáo Theravada và cũng là giáo sư tiến sĩ khoa học giảng dạy về môn "Tiến hóa chủng loại" (Phylology) tại các đại học Genève và Lausanne (Thụy Sĩ), dịch sang tiếng Pháp vào khoảng năm 1998.
19 Tháng Giêng 2015(Xem: 8819)
Bài kinh này khá quan trọng và tinh tế tuy nhiên dường như ít nghe nói đến. Chữ Aggi của tựa bài kinh có nghĩa là ngọn lửa, và lửa thì mang tính cách thiêng liêng trong đạo Bà-la-môn cũng như Ấn Giáo sau này. Các học giả Tây Phương thường xem bản kinh này là một trong số các kinh quan trọng nêu lên tinh thần phi-bạo-lực của Phật Giáo.
07 Tháng Giêng 2015(Xem: 25395)
Trở lại câu hỏi, có MỘT quyển kinh nào, của Phật giáo, tương ưng đối tác với quyển Kinh Thánh của 3 tôn giáo lớn Tây phương hay không, câu trả lời là CÓ, một cách quyết xác và không do dự,
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9294)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538)1, thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm. Với chiều dài lịch sử đó, đã khẳng định những cống hiến riêng có của lễ hội này, trong tiến trình phát triển văn hóa của nhân loại nói chung và của Phật giáo nói riêng. Tuy nhiên