Chương XX – MAGGAVAGGA - (Phẩm Con Đường)

15 Tháng Sáu 201416:18(Xem: 4826)
MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH
Dhammapada
KINH LỜI VÀNG
Việt - lục bát thi hóa - Pāḷi
( In lần thứ 5, có chỉnh sửa và nhuận sắc lần cuối)

Chương XX 
MAGGAVAGGA 
(Phẩm Con Đường)

273.

Tối cao: Bát chánh Con Đường!

Tối cao: Tứ đế, tỏ tường khổ ai!

Tối cao: Lìa ái trong ngoài!

Tối cao: Pháp nhãn giữa loài hai chân!

 

Maggān’aṭṭhaṅgiko seṭṭho

saccānaṃ caturo padā,

virāgo seṭṭho dhammānaṃ

dvipadānañ ca cakkhumā.

­œ

274.

Đó là duy nhất Con Đường

Chẳng lối nào khác: “Thanh lương kiến phần”!(1)

Ma vương nhìn ngắm, than thầm

Lo âu, sợ hãi thế nhân đi vào!

 

Eso va maggo natthañño

dassanassa visuddhiyā,

Etaṃ hi tumhe paṭipajjatha

mārassetaṃ pamohanaṃ.

­œ

275.

Lối này nếu quyết đi theo

Ái hà khô cạn, rong bèo tang thương!
Như Lai chỉ dạy Con Đường

Chặt lìa gai chướng, thanh gươm tuệ phần!

 

Etaṃ hi tumhe paṭipannā

dukkhassantaṃ karissatha,

akkhāto vo mayā maggo

aññāya sallakanthanaṃ.

­œ

276.

Ra đi nỗ lực tầm tư

Như Lai là bậc Đạo Sư chỉ bày

Ai “tâm đạo lộ”(1) đủ đầy

Ma vương đâu dễ buộc dây kéo hoài!

 

Tumhehi kiccaṃ ātappaṃ

akkhātāro tathāgatā,

paṭipannā pamokkhanti

jhāyino mārabandhanā.

­œ

277.

Khi tuệ quán chiếu tỏ tường

Các hành vốn dĩ vô thường xưa nay

Thoát ly khổ não, đọa đày

Là Thanh Tịnh Đạo, ai rày chớ quên!

 

Sabbe saṅkhārā aniccā’ti

yadā paññāya passati,

atha nibbindati dukkhe

esa maggo visuddhiyā.

­œ

278.

Khi tuệ quán chiếu tỏ tường

Các hành vốn dĩ đau thương, khổ nàn

Thoát ly phiền não, chán nhàm

Là Thanh Tịnh Đạo, Niết-bàn tìm đâu?!

 

Sabbe saṅkhārā dukkhā’ti

yadā paññāya passati,

atha nibbindati dukkhe

esa maggo visuddhiyā.

­œ

279.

Khi tuệ quán chiếu tỏ tường

Các pháp vô ngã, chẳng thường là ta

Thoát ly phiền não, ác tà

Là Thanh Tịnh Đạo, chẳng xa lối về!

 

Sabbe dhammā anattā’ti

yadā paññāya passati,

atha nibbindati dukkhe

esa maggo visuddhiyā.

­œ

280.

Tuổi trẻ sức lực dồi dào

Lại sống buông thả, lao chao biếng lười!
Tinh thần suy nhược, rã rời

Làm sao có Tuệ mà soi Con Đường?

 

Uṭṭhānakālamhi anuṭṭhahāno

yuvā balī ālasiyaṃ upeto,

Saṃsannasaṅkappamano kusīto

paññāya maggaṃ alaso na vindati.

­œ

281.

Giữ gìn lời nói chánh chơn

Hộ phòng tâm ý trắng trơn sạch làu

Thân quen hành ác, dứt mau!

Ba nghiệp thanh tịnh, đạo mầu chứng tri!

 

Vācānurakkhī manasā susaṃvuto

kāyena ca nākusalaṃ kayirā,

ete tayo kammapathe visodhaye

ārādhaye maggamisippaveditaṃ.

­œ

282.

Tu thiền thì Tuệ phát sanh

Không thiền thì Tuệ mong manh phụt tàn!

Hữu và phi hữu hai đàng(1)

Suốt thông, nỗ lực dễ dàng Tuệ tăng!

 

Yogā ve jāyatī bhūri

ayogā bhūrisaṅkhayo,

etaṃ dvedhāpathaṃ ñatvā

bhavāya vibhavāya ca,

tath’āttānaṃ niveseyya

yathā bhūri pavaḍḍhati.

­œ

283.

Hãy đốn rừng!(1) Chẳng chặt cây!(2)

Là rừng dục vọng ẩn đầy quỷ ma

Rừng to, rừng nhỏ không tha(3)

“Không rừng”(4) mà sống, gọi là sa-môn!

 

Vanaṃ chindatha mā rukkhaṃ

vanato jāyate bhayaṃ,

chetvā vanañca vanathañca

nibbanā hotha bhikkhavo.

­œ

284.

Cho dầu một bụi cỏn con

Nữ nam ái luyến vẫn còn chồi leo

Ái kia cứ buộc, cứ đeo

Bê đòi vú mẹ, bám theo, dính hoài!

 

Yāvaṃ hi vanatho na chijjati

aṇumattopi narassa nārisu,

paṭibaddhamanova tāva so

vaccho khīrapakova mātari.

­œ

285.

Dây tình xin chớ xót thương

Cắt lìa cành cọng, sen vương thu tàn

Nuối chi những buộc, những ràng

Sống đời an tịnh: Con Đàng Tôn Sư!

 

Ucchinda sinehamattano

kumudaṃ sāradikaṃ va pāṇinā,

santimaggameva brūhaya

nibbānaṃ sugatena desitaṃ.

­œ

286.

Mùa mưa ta sống ở đây

Hạ này cũng vậy, thu rày đi đâu?

Người ngu tính chuyện dài lâu

Có nghe sự chết gõ đầu hỏi thăm?

 

Idha vassaṃ vasissāmi

idha hemantagimhisu,

iti bālo vicinteti

antarāyaṃ na bujjhati.

­œ

287.

Những ai say đắm thế gian

Bám vào con cái, vào đàn vật nuôi

Sự chết cũng cuốn theo người

Như làng mê ngủ, lũ trôi chẳng ngờ!

 

Taṃ puttapasusammattaṃ

byāsattamanasaṃ naraṃ,

suttaṃ gāmaṃ mahoghova

maccu ādāya gacchati.

­œ

288.

Lấy ai để bảo trợ ta?

Họ hàng con cái hay cha mẹ mình?

Khi mà sự chết rập rình

Cô đơn chịu nghiệp, vắng thinh chẳng người!

 

Na santi puttā tāṇāya

na pitā nāpi bandhavā,

antakenādhipannassa

n’atthi nātīsu tāṇatā.

­œ

289.

Bậc trí biết như vậy rồi

Tự chăm giới hạnh, chẳng rời oai nghi

Dọn đường thanh tịnh, tuệ tri

Sớm thành chánh đạo vô vi Niết-bàn!

 

Etaṃ atthavasaṃ ñatvā

paṇḍito sīlasaṃvuto,

nibbānagamanaṃ maggaṃ

khippameva visodhaye.



(1) Dassanassa visuddhiyā: Với cái thấy thanh tịnh (Tri kiến thanh tịnh).

(1) Người thực hành bát chánh đạo.

(1) Hai đàng: Rõ thông định và tuệ; tham và sân; thiền sắc giới và vô sắc giới; hữu (hữu ái), phi hữu (phi hữu ái).

(1) Rừng dục vọng.

(2) Theo chú giải, khi đức Phật dạy “hãy đốn rừng”, có một số vị tỳ-khưu hiểu theo nghĩa đen, nên ngài phải nói tiếp là “ không chặt cây” – vì rừng là rừng dục vọng, không phải là rừng cây thật .

(3) Dục, nhiễm ô lớn nhỏ.

(4) Không còn dục vọng, nhiễm ô.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2016(Xem: 6958)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: "Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống với Bàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau:
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5632)
Tôi đã nghe nói rằng, có một thời Đức Phật đã sống với những người ở vùng Sumbhan. Lúc bấy giờ, trong vùng Sumbhan nầy, có một tỉnh tên là Sedaka. Ở đó, Đức Phật đã gọi chư tăng, "Nầy các Tỳ Kheo!" "Dạ thưa Đức Thế Tôn," chư tăng đồng trả lời.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 6638)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời. Những lời chúng ta nghe kể lại ở đây hay được thuyết pháp từ những người kém trí tuệ và đạo đức cho dù có lập lại chính xác từng lời từng chữ từ kim khẫu của Đức Thế Tôn vẫn không có đủ hấp lực, mãnh lực và công lực sư tử hống để giác ngộ nổi cho người nghe. Tuy nhiên, khi đọc, nghe được những lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn dù qua bất cứ một phương tiện nào cũng như là những hạt nhân giác ngộ được cấy vào trong ý thức của chúng ta chờ nhân duyên chín ‘muồi’ để đơm hoa kết quả Phật tánh.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5544)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một. Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6706)
Có một số kinh được Đức Phật đưa ra và gọi đó là giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy giáo pháp ngắn gọn để lui về một góc rừng tu hành khẩn cấp.
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7431)
Trong một số bài trước, chúng ta đã thấy Đức Phật trong vài kinh đã đưa ra một số giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy để lui về một góc rừng u tịch tu hành khẩn cấp.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7804)
Đức Phật chỉ đường Giới Định Huệ là để giải thoát khỏi Tham Sân Si, ba độc đã lôi kéo chúng ta nhiều đời. Từ giáo pháp nhà Phật, hiện nay, các nhà khoa học Tây phương đã chọn ra một phần thích nghi để sử dụng cho nhiều trường hợp có lợi cho nhân loại và xã hội – trong đó, chánh niệm, thường dịch là mindfulness, được quan tâm, ưa chuộng nhất.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 7742)
Phật Giáo là đạo giải thoát, vượt bờ sinh tử, xa lìa muôn kiếp mê lầm bể khổ. Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si. Và ngài nói, chìa khóa xa lìa phiền não là tam học: giới định huệ. Như thế, cả phiền não và xa lìa phiền não đều là tâm. Ngắn gọn, Phật Giáo là pháp tu tâm.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 6401)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh.