16-14 Phẩm Tam Thập Tam Thiên Thọ Ký

30 Tháng Tư 201000:00(Xem: 41410)
KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999

XVI
PHÁP HỘI
BỒ TÁT KIẾN THIỆT
THỨ MƯỜI SÁU

Hán Dịch: Cao Tế, Pháp Sư Nan Liên Đề Gia Xá
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

Phẩm Tam Thập Tam Thiên Thọ Ký
Thứ Mười Bốn

 Bấy giờ có tám ức chư Thiên Đao Lợi , Thiên Đế Thích là tối thượng thủ thấy chư A Tu La, Ca Lâu La, Long Nữ, Long Vương, Cưu Bàn Trà , Càn Thát Bà, Dạ Xoa, khẩn Na La, Hư Không Hành Thiên và Tứ Thiên Vương Thiên cúng dường Phật được thọ ký, họ đều rất vui mừng hớn hở vô lượng, ở trong Phật pháp thâm tâm tin ưa phát tâm dũng mãnh cúng dưỡng Như Lai , liền hóa làm tám ức lầu gác thất bửu nhiều màu trang nghiêm đẹp lạ, nơi nơi giăng rũ những anh lạc xích châu, lưu ly, hỏa châu, tạp châu. Mỗi lầu gác đều có trăm cấp tràng môn trang nghiêm. Trong mỗi cấp đều có bốn lầu gác nhỏ trang sức cửa nẻo và tòa sư tử, tràng phan lo(ng trướng lọng màn đều bằng thất bửu. Có thiên đồng nữ xinh đẹp đệ nhứ t hầu nơi lầu gác và tòa sư tử, đánh những nhạc trời. Họ lại hóa làm tám ức xe ngựa thất bửu trang hoàng với những tràng phan lọng báu cõi trời và những âm nhạc trời. Khắp thành Ca Tỳ La ngang rộng sáu mươi do tuần, họ rải những hoa trời mạn đà la, ma ha mạn đà la, mạn thù sa, ma ha mạn thù sa, ca ca la bà, ma ha ca ca la bà, ba lô sử ca, ma ha ba lô sử ca. Hoa được rải dày đến gối. Thiên Đế Thích lại hóa làm tám ức y la long tượng, mỗi tượng có tám ức đàu, mỗi đầu tượng đều có sáu ngà, trên mỗi ngà có bảy ao bông, trong mỗi ao có bảy bông sen đều có ngàn cánh, trong mỗi cánh sen có bảy thiên nữ, mỗi thiên nữ có bảy thị nữ nhiều thứ trang nghiêm. Nơi khoảng cách lầu gác an trí long tượng, xe báu theo sau, cúng dường Như Lai những lầu gác ấy. Họ lại mua các thứ hương trời hoa trời hoa thất bửu để cúng dường Phật. Các tiên nữ ấy hoặc tấu âm nhạc, hoặc ca hoặc vũ, hoặc động chuyển thân tay rải hoa hương cúng dường. Họ lại hóa làm tám ức mã vương trang nghiêm nhiều thứ rồi ngồi lên và đem những vật báu cõi trời rải lên Phật. Lại có tám ức âm nhạc trời ở hư khong tự nhiên hòa tấu. Trên tám ức xe thất bửu, mỗi xe đều có một Hóa thiên nữ. Tám ức thiên nữ ấy hoặc ca, hoặc vũ, hoặc tấu nhạc, hoặc động chuyển thân tay rải hoa hương lên Phật cúng dường.

 Lúc ấy tám ức chư Thiên Đao Lợi nghĩ rằng các Hóa thiên nữ cúng dường Như Lai, tất cả các pháp cũng đều như hóa mà đức Như Lai đã từng giảng dạy. Họ biếyt các pháp như ảo hóa rồi, đối với tất cả pháp chă”ng còn hoài nghi. Họ nhiễu Phật ba vòng, đảnh lễ chưn Phật rồi đứng qua mọ-t phía. Họ biết các pháp như ảo rồi, cũng biết thân mình đồng là ảo hóa, biết những sự cúng dường Như Lai cũng là ảo hóa, pháp của Phật dạy cu’ng như vậy. Ở nơi ảo pháp được không nghi ngờ rồi họ nói kệ tán than đức Phật rằng :

 “ Những hóa nhơn nầy dâng cúng dường
 Tất cả mọi người cũng như vậy
 Đế Thích chư Thiên và các pháp
 Tất cả thảy đều như ảo hóa
 Như Lai Đạo Sư cũng như ảo
 Chúng Thanh Văn từ pháp hóa sanh
 Nơi lời Phật dạy đều không nghi
 Hiểu được thọ ký của Phật nói
 Pháp của Như Lai Thế Tôn nói
 Phàm phu ngu si chẳng hiểu được
 Pháp của Như Lai đã truyền dạy
 Tất cả thảy đều như ảo hóa
 Nếu hang học nhơn và vô học
 Chúng điều phục đệ tử của Phật
 Những người ấy cũng như ảo hóa
 Ở nơi pháp ấy tôi không nghi
 Nếu người ưa thích vắng yên lặng
 Riêng mình không não như kỳ lân
 Chúng ấy tất cả đều như ảo
 Ở nơi pháp ấy tôi không nghi
 Người hành Phật hạnh Bồ Tát hạnh
 Lợi ích chúng sanh chẳng phóng dật
 Họ là Bồ Tát con Như Lai
 Tất cả thảy đều như ảo hóa
 Thiện Thệ Đạo Sư tự nhiên trí
 Thập lực đại bi trí vô lượng
 Trí huệ tự tại Thế Gian Tôn
 Phật ấy như vậy cũng như ảo
 Như pháp Thế Tôn đã từng dạy
 Thanh lương tịch tĩnh vô sở y
 Pháp được Niết bàn và Niết bàn
 Tất cả thứ ấy cũng như ảo
 Thiện Thệ như pháp vô sở hữu
 Tất cả dường như tánh ảo hóa
 Nơi Phật pháp ấy và trí huệ
 Trong ấy chúng tôi đều không nghi
 Chúng tôi thường nguyện được như Phật
 Thấy tất cả pháp dường như ảo
 Chúng tôi đi trong cảnh giới Phật
 Nguyện được thành Phật khôngcó nghi ».

 Đức Thế Tôn biết tám ức tròi Đao Lợi thâm tâm tin ưa nên hiện mỉm cười.

 Huệ Mạng Mã Thắng Tỳ Kheo nói kệ bạch hỏi Phật rằng :

 « Danh xưng vô tỉ đủ công đức
 Như Lai mỉm cười chẳng vô cớ
 Ngày nay Như Lai tại sao cười
 Ngưõng mong nói rõ trừ nghi cho
 Chúng thấy Như lai hiện mỉm cười
 Thấy rồi chúng đều có lòng nghi
 Ngưỡng mong trừ nghi cho chúng ấy
 Khiến chúng chớ ôm lấy lưới nghi
 Chúng chư Thiên kia đều mừng rỡ
 Tán than Như Lai và cúng dường
 Nay Vì ai mà Phật mỉm cười
 Xin Phật nói rõ cho chúng mừng
 Công đức thanh tịnh như trăng tròn
 Đấng đáng cúng dường xin nói rõ
 Lời Phật phán ra nếu họ nghe
 Chúng ấy mừng rỡ được thành Phật
 Chư Thiên đại chúng dự hội nầy
 Biét tất cả pháp dường như ảo
 Chư Thiên tu học không chướng ngại
 Ngưỡng mong Thập Lực nói sự ấy
 Tất cả đại chúng nếu trừ nghi
 Dùng lòng mừng vui tu thập đạo
 Khởi nguyện tăng thượng chẳng hạ liệt
 Chúng nghe liền phát tâm dũng mãnh ’’.

 Đức Thế Tôn nói kệ đáp Mã Thắng Tỳ Kheo rằng :

 “ Mã Thắng nay ông hỏi Như Lai
 Khéo hạp thời cơ lợi ích lớn
 Phật biết chư Thiên mừng vui rồi
 Duyên cớ mỉm cười Phật sẽ nói
 Ông vì chư Thiên hỏi cớ cười
 379Dùng tâm thanh tịnh khéo lắng nghe
 Chư Thiên đại chúng dự hội nầy
 Biết tất cả pháp dường như ảo
 Vô lượng vô ngại tri kiến tri kiến huệ
 Đời sau lìa tối được làm Phật
 Quá khứ lưu chuyển trong sanh tử
 Đã cúng dường Phật như hằng sa
 Ở chỗ chư Phật luôn tu tập
 Tất cả các pháp dường như ảo
 Nay ở chỗ ta cũng dâng cúng
 Cũng như các pháp đồng ảo hóa
 Họ sâu tin ưa nơi Phật pháp
 Đời đương lai họ sẽ thành Phật
 Nơi Phật pháp này họ tu tập
 Không có hư mất không chướng ngại
 Chư Thiên cúng dường nơi ta rồi
 Lại biết các pháp dường như ảo
 Trong kiếp Lực Cân ở đòi sau
 Được thành tối thắng Vô Thượng Giác
 Chư Như Lai ấy đều đồng hiệu
 Là Nhơn Đà La Tràng Vương Phật
 Phật ấy tuyên dạy pháp như ảo
 Độ thoát vô lượng ức chúng sanh
 Vì thế các ông bỏ phóng dật
 Tu tất cả pháp dường như ảo
 Người chẳng phóng được ta độ
 Cho đủ Bồ đề phần pháp vậy
 Tinh tấn dường như cứu đầu cháy
 Mau cầu tịch diệt đại Bồ đề’’.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1563)
27 Tháng Chín 2022(Xem: 84102)
Lúc đầu, kinh điển Phật giáo gồm hai bộ chính là “kinh” (sutra) và “luật” (vinaya): “Kinh” ghi lại giáo lý của Đức Phật, “Luật” là những giới luật mà Đức Phật đã chế định cho hàng tăng nhân tu hành tại các tự viện. Về sau này có thêm những lời chú giải về kinh và luật đó, và được gọi chung là “luận” (abhidharma), kết quả là có ba bộ sách gồm kinh, luật, và luận, tức là “Tam Tạng” (Tripitaka). Dần dần xuất hiện những dị biệt trong những lời giải thích về giáo lý của Đức Phật và giới luật của tự viện; và, điều đó gây ra sự phân rẽ trong cộng đồng Phật giáo, đưa tới sự phân chia thành hai bộ phái chính yếu đó là Thượng Tọa Bộ (Therevada) có tinh thần bảo thủ và Đại Chúng Bộ (mahasamghika) có tinh thần cấp tiến. Mỗi bộ phái có một bộ kinh điển riêng, được coi là chính thức bao gồm những quan điểm của mỗi phái.
16 Tháng Chín 2020(Xem: 6031)
20 Tháng Tám 2018(Xem: 7819)