16-16 Phẩm Đâu Xuất Đà Thiên Thọ Ký

30 Tháng Tư 201000:00(Xem: 38604)
KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999

XVI
PHÁP HỘI
BỒ TÁT KIẾN THIỆT
THỨ MƯỜI SÁU

Hán Dịch: Cao Tế, Pháp Sư Nan Liên Đề Gia Xá
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

Phẩm Đâu Xuất Đà Thiên Thọ Ký
Thứ Mười Sáu

 Bấy giờ có tám ức Đâu Suất Đà Thiên thấy A Tu La, Ca Lâu La nhẫn đến Dạ Ma Thiên cúng dường Phật được thọ ký, họ đều vui mừng hớn hở và nghĩ rằng : Nơi những pháp nào mà đức Thế Tôn thọ ký cho Vô thượng Bồ đề ? Là sắc thọ ký, thọ tưởng hành thức được thọ ký Vô thượng Bồ đề ? Chư Thiên ấy lại nghĩ rằng : Chẳng phải thọ ký cho sắc, cũng phải thọ ký Vô thượng Bồ đề cho thọ tưởng hành thức. Tại sao ? Vì sắc đã chẳng sanh, Bồ đề cũng chẳng sanh, Thế nào sắc vô sanh mà ngộ được Bồ đề vô sanh, như vậy thọ tưởng hành và thức vô hành làm sao ngộ được Bồ đề vô sanh .Sắc đã chẳng diệt Bồ đề cũng chẳng diệt, thế nào sắc bất diệt lại ngộ được

 Bồ đề bất diệt, như vậy thọ tưởng hành và thức bất diệt làm sao ngộ được Bồ đề bất diệt.

 Sắc vô phân biệt, Bồ đề cũng vô phân biệt, thế nào sắc vô phân biệt lại ngộ được Bồ đề vô phân biệt, như vậy thọ tưởng hành và thức vô phân biệt làm sao ngộ được Bồ đề vô phân biệt.

 Sắc đã vô nhị, Bồ đề cũng vô nhị, thế nào sắc vô nhị lại ngộ được bồ đề vô nhị, như vậy thọ tưởng hành và thức vô nhị làm sao ngộ được Bồ đề vô nhị.

 Sắc đã vô tác, Bồ đề cũng vô tác, thế nào sắc vô tác lại ngộ được Bồ đề vô tác, như vậy thọ tưởng hành và thức vô tác làm sao ngộ được Bồ đề vô tác.
 Sắc đã bất khả đắc, Bồ đề cũng bất khả đắc, thế nào sắc bất khả đắc lại ngộ được Bồ đề bất khả đắc, như vậy thọ tưởng hành và thức bất khả đắc làm sao ngộ được Bồ đề bất khả đắc.

 Ở trong các pháp bất khả đắc ấy, gì là Phật, gì là Bồ đề, gì là Bồ Tát, gì là thọ ký. Sắc ấm không, thọ tưởng hành thức cũng đều không. Tại sao ? Vì tự tánh không vậy. Thế thì Phật không, Bồ đề không, Bồ Tát không, thọ ký không. Tại sao ? Vì tự thể không vậy. Trong tất cả pháp tánh không như vậy, nói rằng Phật ấy là danh là dụng là thế đế, chỉ là ngôn thuyết, chỉ là thi thuyết. Nói rằng sắc thọ tưởng hành thức cũng chỉ là danh là dụng là thế đế là ngôn thuyết là thi thiết. Người trí ở nơi đây chẳng nên tham trước.

 Ví như có người chiêm bao hưởng thọ ngũ dục lạc, lúc thức chẳng thấy sự vui ấy, vì nhớ lại chẳng được vui ngũ dục nên sanh khổ não.

 Người an trụ nơi Bồ Tát thừa mà thủ trước, vì chẳng ngộ Bồ đề chẳng chứng Bồ đề nên chẳng được pháp vị ấy. Vì chẳng được pháp vị nên lòng sanh khổ não. Tại sao ? Vì các pháp như vậy đều như cảnh mộng chẳng thiệt có. Pháp ấy nghĩa sai biệt , hang phàm phu hiểu biết đều sai khác. Tất cả các pháp phải biết như vầy : Pháp nào là Phật, pháp nào là Bồ Tát, pháp nào là Bồ đề ? Các Phật pháp ấy đều bất khả đắc. Phàm phu bất khả đắc, pháp phàm phu cũng bất khả đắc. Thanh Văn bất khả đắc, pháp Thanh Văn cũng bất khả đắc. Bích Chi Phật bất khả đắc, pháp Bích Chi Phật cũng bất khả đắc. Bồ Tát bất khả đắc, pháp Bồ Tát cũng bất khả đắc. Chư Phật bất khả đắc, pháp chư Phật cũng bất khả đắc, Bồ đề bất khả đắc, Niết bàn cũng bất khả đắc. Trong các pháp như vậy, chúng tôi hiểu rõ không hoài nghi.

 Đâu Suất Đà Thiên ở trong pháp ấy không nghi ngờ rồi đối với Phật càng kính tin, thích dâng cúng dường. Họ cúng dường hơn trời Dạ Ma, đảnh lễ chưn Phật, nhiễu Phật ba vòng rồi đứng qua một phía nói kệ tán than đức Phật :

 “ Nhừng người an trụ Phật công đức
 Như Lai vì họ dạy pháp hành
 Họ được ba thứ giải thoát môn
 Tu hành trong cảnh giới vô đẳng
 Không sắc không thọ tưởng hành thức
 Không người hay thọ cũng không tâm
 Đây là cảnh giới trí vô ngại
 Thiên Nhơn Sư thích lìa dục ấm
 Bực trí huệ đại trượng phu ấy
 Chẳng lấy tưởng phát tâm Bồ đề
 Lìa Ấm rồi được thắng thiện căn
 Nơi Phật công đức không nghi lự
 Chí nguyện Vô thượng đại Bồ đề
 Nhưng với Bồ đề lìa thủ trước
 Vì vậy nội tâm không lo mừng
 Gọi là Phật tử tu thánh đạo
 Đồng Phật thấy pháp đều bình đẳng
 Thế nên vô pháp vô sở úy
 Người trí ở chỗ thế gian nầy
 Cầu Phật công đức khởi tu hành
 Giản trạch sắc tướng vô sở trước
 Vứt bỏ tấ cả tâm có tướng
 Nơi ba cõi kia chăảng mong muốn
 Quan sát các cõi thảy đều không
 Biết được ngũ ấm đều chẳng sanh
 Như Lai thọ ký đến Bồ đề
 Bồ đề tâm ấy cũng vô sanh
 Người nói lời nầy không ngu hoặc
 Như Lai công đức và sanh tử
 Các Phật pháp ấy đều vô sanh
 Người biết như vậy là trí huệ
 Đây là chơn thiệt con Như Lai
 Nếu biết được các ấm bất diệt
 Giới nhập và cùng pháp Như Lai
 Phật cùng Bồ đề và thọ ký
 Các pháp như vạ-y đều bất diệt
 Nếu vì Bồ đề mà tu hành
 Phải biết người ấy cũng bất diệt
 Vì biết thế gian là bất diệt
 Nên cầu Bồ đề chẳng là khó
 Năm ấm giới nhập và Bồ đề
 Bồ Tát cùng Phật đều vô tác
 Biết rõ như vậy là Phật tử
 Hay trì chánh pháp của Như Lai
 Ấm giới các nhập đều vô giác
 Bồ đề cùng Phật và Bồ Tát
 Và cùng thọ ký đều vô giác
 Người biết như vậy là Phật tử
 Ngũ ấm giới nhập tánh không tịch
 Phật cùng Bồ đề và thọ ký
 Thiệt con của Phật người tu hành
 Tất cả cũng đều tự tánh không
 Ấm giới các nhập đều hư vọng
 Lưỡng Túc Thế Tôn và Bồ đề
 Bồ Tát thọ ký cũng hư vọng
 Biết rõ như vậy là Phật tử
 Chẳng phải y chỉ chẳng y chỉ
 Cũng phải pháp có pháp không
 Chẳng phải hữu vi và vô vi
 Biết rõ như vậy là Phật tử
 Thế Tôn thấy thế gian như vậy
 Chúng tôi biết tâm Phật như vậy
 Nên liền cúng dường lên Như Lai
 Cũng cúng tất cả chúng hiền thánh
 Chúng tôi khen Phật mà được phước
 Chỉ Phật Thế Tôn biết rõ được
 Đem công phước đức nầy thí quần sanh
 Nguyện đều thành Phật đủ tướng tốt ».

 Đức Thế Tôn biết trời Đâu Suất Đà tán thán và thâm tâm tin ưa rồi liền hiện tướng mỉm cười.

 Huệ Mạng Mã Thắng Tỳ Kheo nói kệ bạch hỏi Phật :

 « Vô Thượng Sĩ được đại thế lực
 Do đại bi tâm hiện mỉm cười
 Nguyện Phật nói rõ duyên cớ cười
 Cho chúng được nghe đều mừng rỡ
 Vì thấy Như Lai hiện tướng cười
 Nên đại chúng nầy đều hoài nghi
 Chúng tôi ân cần khắp chiêm ngưỡng
 Thảy đều nhứt tâm muốn được nghe
 Dường như thế gian có người bịnh
 Chỉ tưởng y sư và lương dược
 Đại chúng như vậy đối với Phật
 Mong muốn được nghe Phật thọ ký
 Chúng ấy đều có trí huệ sâu
 Chí cầu Bồ đề vô sở trước
 Tất cả cung kính đồng chime ngưỡng
 Chỉ mong Như Lai nói ký biệt
 Thế Tôn nơi đây khởi đại bi
 Dùng Phật trí lực dứt lưới nghi
 Thế nên đại chúng đều mừng rỡ
 Thảy đều nguyện cầu Phật công đức
 Nay đúng là lúc Phật thọ ký
 Ngưỡng mong dứt trừ các nghi hoặc
 Phật đã từ lâu lìa oán dịch
 Nguyện dứt ngoại đạo các tà luận ”.

 Đức Thế Tôn nói kệ đáp Huệ Mạng Mã thắng :

 “ Nay ông thỉnh hỏi nơi Như Lai
 Nhơn duyên mỉm cười thật đúng lúc
 Vì lợi thế gian nên thưa hỏi
 Lòng vì lợi ích các chúng sanh
 Biết các chúng trời lòng ưa thích
 Nên Phật hiện tướng sáng mỉm cười
 Chúng trời biết Phật pháp thắng diệu
 Nên họ dâng cúng lên Như Lai
 Họ đều như thiệt thấy thế gian
 Tùy thuận thánh giáo được chứng pháp
 Đã đến ba thứ giải thoát môn
 Chẳng phải thế gian mà biết được
 Quá khứ đã cúng vô lượng Phật
 Cũng đã hỏi Phật nghĩa sâu ấy
 Nơi Phật quá khứ đã tu không
 Nên ngày hôm nay hiển không nghĩa
 Do thiện căn ấy nay tại đây
 Họ được gặp gỡ Thích Ca Tôn
 Dùng lý không khen đấng Vô Thượng
 Làm lợi tất cả các thế gian
 Thế gian như đây đều vô sanh
 Chư Phật Bồ đề và thọ ký
 Bao nhiêu người tu hành Bồ đề
 Chúng ấy tất cả đều vô sanh
 Chúng sanh đều đồng có pháp nầy
 Biết như vậy rồi được Bồ đề
 Quá khứ đã được tâm Bồ đề
 Họ ở nghĩa nầy được biết rõ
 Thế gian như vậy cũng chẳng diệt
 Chúng trời Đâu Suất khéo thông đạt
 
 Trí sáng chiếu rõ đều không nghi
 Nên chúng trời ấy đều làm Phật
 Quyết định chắc được chỗ vô y
 Nơi pháp chẳng lấy lìa phân biệt
 Tất cả thế gian đều vô tác
 Nghĩa nầy chúng trời hay biết rõ
 Tất cả pháp thể lìa tự tánh
 Chúng trời lòng sạch không nghi hoặc
 Bồ đề và cùng tâm Bồ đề
 Tất cả đều không tự tánh không
 Chư Thiên Đâu Suất huệ kiên cố
 Thảy đều an trụ vô sở y
 Nên được Bồ đề chẳng là khó
 Chắc sẽ mau thành trí Vô Thượng
 Ở kiếp tinh tú đời vị lai
 Sẽ độ thoát được vô biên chúng
 Tất cả trời ấy đều thành Phật
 Đồng cùng danh hiệu Trạch Pháp Vương
 như Lai đối với chúng trời nầy
 Biết họ thích ưa nên thọ ký
 Tất cả đại chúng nghe Phật nói
 Thảy đều hớn hở vừa lòng dạ ”.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1522)
27 Tháng Chín 2022(Xem: 84077)
Lúc đầu, kinh điển Phật giáo gồm hai bộ chính là “kinh” (sutra) và “luật” (vinaya): “Kinh” ghi lại giáo lý của Đức Phật, “Luật” là những giới luật mà Đức Phật đã chế định cho hàng tăng nhân tu hành tại các tự viện. Về sau này có thêm những lời chú giải về kinh và luật đó, và được gọi chung là “luận” (abhidharma), kết quả là có ba bộ sách gồm kinh, luật, và luận, tức là “Tam Tạng” (Tripitaka). Dần dần xuất hiện những dị biệt trong những lời giải thích về giáo lý của Đức Phật và giới luật của tự viện; và, điều đó gây ra sự phân rẽ trong cộng đồng Phật giáo, đưa tới sự phân chia thành hai bộ phái chính yếu đó là Thượng Tọa Bộ (Therevada) có tinh thần bảo thủ và Đại Chúng Bộ (mahasamghika) có tinh thần cấp tiến. Mỗi bộ phái có một bộ kinh điển riêng, được coi là chính thức bao gồm những quan điểm của mỗi phái.
16 Tháng Chín 2020(Xem: 6003)
20 Tháng Tám 2018(Xem: 7805)