5. Bài Thuyết Pháp Đầu Tiên

18 Tháng Mười 201711:45(Xem: 7499)

VIỆN  NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
HỢP  TUYỂN LỜI   PHẬT   DẠY
TỪ  KINH TẠNG  PALI 

In The Buddha’s Words
An Anthology of Discourses from the Pali Canon

By
BHIKKHU  BODHI
Wisdom Publications – 2005
Việt dịch : Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG  ĐỨC 2015

 

II

 NGƯỜI  MANG LẠI ÁNH SÁNG 

5. BÀI  THUYẾT  PHÁP  ĐẦU  TIÊN

Tôi nghe như vầy. Một thời Thế Tôn đang cư trú ở Ba-la-nại (Bārāṇasi) trong vườn Lộc Uyển thuộc Isipatana. Tại đây Thế Tôn bảo với nhóm năm Tỷ kheo như sau:
- Này các Tỷ kheo, một người xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, không nên theo đuổi thực hành hai cực đoan này . Thế nào là hai ? Một là tìm kiếm dục lạc trong các dục thuộc giác quan, đó là lối sống thấp kém, đê tiện, là con đường của kẻ phàm phu, không cao thượng, vô ích. Hai là dấn thân theo đuổi lối tu tự ép xác khổ hạnh, như vậy rất đau đớn, không cao thượng, vô ích. Bằng cách không đi theo hai cực đoan này, Như Lai đã chứng ngộ   Trung đạo, là con đường đem lại pháp nhãn, tri kiến, dẫn đến an tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết- bàn.
- Và này  các Tỷ kheo, thế nào là Trung đạo đã được Như Lai chứng ngộ  ? Đó chính là Bát Thánh Đạo; nghĩa là : Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệmChánh định. Này các Tỷ kheo, đây là Trung đạo đã được  Như Lai nhận thức, con đường này đưa đến pháp nhãn, tri kiến, an tịnh, thắng trí , giác ngộ, Niết- bàn.
- Này các Tỷ kheo, đây là chân lý về Khổ: sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ; phải sống với những gì mình ghét là khổ; phải xa cách những gì mình thương là khổ; không đạt được những gì mình mong ước là khổ; nói ngắn gọn, bám chặt vào năm uẩn là khổ.
- Này các Tỷ kheo, đây là chân lý về nguồn gốc của Khổ : chính là ái dục đưa đến tái sanh, đi cùng với khoái lạc và thèm khát, tìm kiếm khoái lạc chỗ này chỗ kia; đó là, sự khao khát các dục lạc giác quan, khao khát được tồn tại, khao khát được không tồn tại.
- Này các Tỷ kheo, đây là chân lý về việc chấm dứt khổ : chính là sự tàn lụi và đoạn diệt hết sạch mọi tàn dư của lòng khao khát, từ bỏ, vất bỏ nó, giải thoát khỏi nó, là không còn bám viu chấp thủ vào nó. 
- Này các Tỷ kheo, đây là chân lý về con đường đưa đến chấm dứt Khổ: đó chính là Bát Thánh Đạo; nghĩa là, Chánh tri kiến….Chánh định.
- Đây là chân lý về khổ. Như vậy, này các Tỷ kheo, đối với các pháp trước đây chưa từng được nghe, trong ta đã khởi lên pháp nhãn, tri kiến, tuệ giác, thâm diệu, quang minh.(33)
- Chân lý về khổ đã được hiểu đầy đủ. Như vậy, này các Tỷ kheo, đối với các pháp trước đây chưa từng được nghe, trong ta đã khởi lên pháp nhãn, tri kiến, tuệ giác, thâm diệu, quang minh.(34)
- Đây là chân lý về nguồn gốc của khổ. Như vậy, này các Tỷ kheo, đối với các pháp trước đây chưa từng được nghe, trong ta đã khởi lên pháp nhãn, tri kiến, tuệ giác, thâm diệu, quang minh.
- Chân lý về nguồn gốc của khổ này cần phải được đoạn trừ. Như vậy, này các Tỷ kheo, đối với các pháp trước đây chưa từng được nghe, trong ta đã khởi lên pháp nhãn, tri kiến, tuệ giác, thâm diệu, quang minh.
- Chân lý về nguồn gốc của khổ này đã  được đoạn trừ. Như vậy, này các Tỷ kheo, đối với các pháp trước đây chưa từng được nghe, trong ta đã khởi lên pháp nhãn, tri kiến, tuệ giác, thâm diệu, quang minh.
-  Đây là chân lý về sự chấm dứt khổ: như vậy, này các Tỷ kheo, đối với các pháp trước đây chưa từng được nghe, trong ta đã khởi lên pháp nhãn, tri kiến, tuệ giác, thâm diệu, quang minh.
- Chân lý về sự chấm dứt khổ cần phải được chứng đắc: như vậy, này các Tỷ kheo, đối với các pháp trước đây chưa từng được nghe, trong ta đã khởi lên pháp nhãn, tri kiến, tuệ giác, thâm diệu, quang minh.
- Đây là chân lý về sự chấm dứt khổ đã được chứng đắc: như vậy, này các Tỷ kheo, đối với các pháp trước đây chưa từng được nghe, trong ta đã khởi lên pháp nhãn, tri kiến, tuệ giác, thâm diệu, quang minh.
-  Đây là chân lý về con đường đưa đến diệt khổ: như vậy, này các Tỷ kheo, đối với các pháp trước đây chưa từng được nghe, trong ta đã khởi lên pháp nhãn, tri kiến, tuệ giác, thâm diệu, quang minh.
- Đây là chân lý về con đường đưa đến diệt khổ  cần phải tu tập: như vậy, này các Tỷ kheo, đối với các pháp trước đây chưa từng được nghe, trong ta đã khởi lên pháp nhãn, tri kiến, tuệ giác, thâm diệu, quang minh.
- Đây là chân lý về con đường đưa đến diệt khổ đã được tu tập: như vậy, này các Tỷ kheo, đối với các pháp trước đây chưa từng được nghe, trong ta đã khởi lên pháp nhãn, tri kiến, tuệ giác, thâm diệu, quang minh.
- Này các Tỷ kheo, bao lâu mà ta chưa đạt được tri kiếnpháp nhãn hoàn toàn thanh tịnh  đúng như thật về Tứ Diệu Đế, như trong ba giai đoạn và mười hai hành tướng,(35) thì ta  không tuyên bố  là đã chứng đắc vô thượng Chánh Đẳng Giác trong thế giới này với  Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, trong quần chúng này với các sa môn và Bà-la-môn, chư thiênloài người. Nhưng khi nào tri kiến và viễn kiến của ta về Tứ Diệu Đế đã hoàn toàn thanh tịnh đúng như thật, với ba giai đoạn và mười hai hành tướng, thì ta tuyên bố là đã chứng đắc vô thượng Chánh Đẳng Giác trong thế giới này với  Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, trong quần chúng này với các sa môn và Bà-la-môn, chư thiênloài người. Tri kiếnpháp nhãn này đã khởi lên trong ta : ‘ Tâm giải thoát của ta là không thể nào lay chuyển. Đây là đời sống cuối cùng của ta. Giờ đây sẽ không còn tái sanh nữa’’ .
Thế Tôn đã thuyết giảng như vậy. Nhóm năm Tỷ kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Và trong khi bài pháp này được thuyết giảng, tôn giả Kiều Trần Như (Kondanna) phát khởi pháp nhãn thanh tịnh vô nhiễm về Pháp như sau: “Bất cứ pháp nào có sinh khởi cũng  phải chịu  đoạn diệt”.(36)
Và khi Bánh Xe Pháp đã được Thế Tôn chuyển động, chư thần cư ngụ trên cõi đất này lớn tiếng nói: “ Tại thành Ba-la-nại, trong Vườn Lộc Uyển thuộc Isipatana, vô thượng Pháp Luân này đã được Thế Tôn chuyển động, và không một Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương hay bất cứ ai trong thế giới có thể làm Bánh Xe  Pháp này ngừng quay.” Sau khi nghe chư thần ngụ trên cõi đất lên tiếng, chư thiêncõi trời Tứ Đại Thiên Vương cất tiếng nói :  “Tại thành Ba-la-nại, trong Vườn Lộc Uyển thuộc Isipatana, vô thượng Pháp Luân này đã được Thế Tôn chuyển động, và không một Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương hay bất cứ ai trong thế giới có thể làm Bánh Xe  Pháp này ngừng quay.” Sau khi nghe tiếng nói của chư thiêncõi trời Tứ Đại Thiên Vương, chư thiêncõi trời Ba Mươi Ba…, chư thiêncõi trời Dạ Ma…, chư thiêncõi trời Đâu Suất…, chư Hóa Lạc Thiên…, chư Tha Hóa Tự Tại Thiên…, chư thiên ở cõi Phạm Thiên… (37) đều cất tiếng nói: “Tại thành Ba-la-nại, trong Vườn Lộc Uyển thuộc Isipatana, vô thượng Pháp Luân này đã được Thế Tôn chuyển động, và không một Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương hay bất cứ ai trong thế giới có thể làm Bánh Xe  Pháp này ngừng quay.” 
Như vậy, vào lúc đó, trong giây phút đó, tiếng nói ấy lan rộng đến tận Phạm thiên giới, và hệ thống mười ngàn thế giới lay động, chuyển động, rung động, và một hào quang vô lượng, vượt quá uy lực siêu phàm của chư thiên, đã xuất hiện trong cõi đời.
Rồi Thế Tôn thốt lên lời nói đầy hứng khởi: “Quả thật Kiều Trần Như đã hiểu! Quả thật Kiều Trần Như đã hiểu! ”.Bằng cách này, Tôn giả Kiều Trần Như đạt danh hiệu ‘Aññā Kondañña’- ‘ Liễu Pháp Kiều Trần Như ’. 

( Tương Ưng Bộ Kinh V, Ch.XII, Ph. Chuyển Pháp Luân, tr 610-616 )
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 3509)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 10295)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 4579)