6. Cộng Đồng Tăng Chúng

18 Tháng Mười 201711:58(Xem: 7040)

VIỆN  NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
HỢP  TUYỂN LỜI   PHẬT   DẠY
TỪ  KINH TẠNG  PALI 

In The Buddha’s Words
An Anthology of Discourses from the Pali Canon

By
BHIKKHU  BODHI
Wisdom Publications – 2005
Việt dịch : Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG  ĐỨC 2015

 

IV

HẠNH  PHÚC THẤY  RÕ  NGAY TRONG ĐỜI  SỐNG HIỆN TẠI
 

6.  CỘNG  ĐỒNG TĂNG CHÚNG

        (1) Sáu  Gốc Rễ của Tranh Chấp

 

        6. -  Này Ānanda, đây là sáu gốc rễ của  tranh chấp. Thế nào là sáu ? Ở đây, này Ānanda, một tỳ kheo đang phẫn nộsân hận. Tỷ kheo ây sống không cung kínhtôn trọng bậc Đạo sư, không tôn trọng Pháp, và không tôn trọng Tăng đoàn, và không hoàn thành việc tu tập rèn luyện, gây nên sự tranh chấp trong Tăng đoàn, sự tranh chấp này  đưa  đến tai hạibất an cho đa số, gây nên sự mất mát, thiệt hại, và khổ đau cho chư thiênloài người. Bây giờ nếu ông thấy bất cứ gốc rễ tranh chấp nào trong tâm ông hay từ người khác bên ngoài, ông phải nỗ lực từ bỏ cái gốc rễ tranh chấp bất thiện đó.  Và nếu ông không thấy bất cứ gốc rễ tranh chấp nào trong tâm ông hay từ người khác bên ngoài, ông phải tu tập như thế nào để cho gốc rễ tranh chấp bất thiện đó không sinh khởi trong tương lai. Như vậy, khi có sự từ bỏ gốc rễ tranh chấp bất thiện, thì sẽ không có sự sinh khởi  gốc rễ tranh chấp bất thiện đó trong tương lai.

 

        7-11. -  Lại nữa, này  Ānanda, một tỷ kheo tỏ ra xấc láo  và bất kính…đố kỵ và bần tiện…gian dối và lường gạt…có những mong ước bất thiện và tà kiến…chấp thủ quan điểm của mình, cương quyết giữ chặt chúng, và từ bỏ chúng thật khó khăn. Một tỷ kheo như thế sống chung không cung kính tôn trọng bậc Đạo sư, không tôn trong Pháp, không tôn trong Tăng đoàn, và không hoàn thành việc tu tập rèn luyện. Một tỷ kheo sống chung không cung kínhtôn trọng bậc Đạo sư, không tôn trọng Pháp, không tôn trọng Tăng đoàn, và không hoàn thành việc tu tập rèn luyện, gây nên sự tranh chấp trong Tăng đoàn, sự tranh chấp này  đưa  đến tai hạibất an cho đa số, gây nên sự mất mát, thiệt hại, và khổ đau cho chư thiênloài người. Bây giờ nếu ông thấy bất cứ gốc rễ tranh chấp nào trong tâm ông hay từ người khác bên ngoài, ông phải nỗ lực từ bỏ cái gốc rễ tranh chấp bất thiện đó.  Và nếu ông không thấy bất cứ gốc rễ tranh chấp nào trong tâm ông hay từ người khác bên ngoài, ông phải tu tập như thế nào để cho gốc rễ tranh chấp bất thiện đó không sinh khởi trong tương lai. Như vậy, khi có sự từ bỏ gốc rễ tranh chấp bất thiện, thì sẽ không có sự sinh khởi  gốc rễ tranh chấp bất thiện đó trong tương lai.

 

               ( Trung Bộ Kinh III- Kinh số 104: Kinh Làng Sama, tr 68-70 )

 

            (2) Sáu nguyên tắc hòa hợp

        -  Này Ānanda, có sáu nguyên tắc hòa hợp tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến gắn bó, không tranh chấphòa thuận và đoàn kết. Thế nào là sáu ?

 

        - Ở đây, vị tỷ kheo giữ gìn những hành động từ ái về thân, ở nơi công cọng cũng như chốn riêng tư, đối với các vị đồng phạm hạnh. Đây là một nguyên tắc về sự thân thiện tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến gắn bó, không tranh chấp, hòa thuận, và đoàn kết.

 

        - Lại nữa, vị tỷ kheo giữ gìn những hành động từ ái về lời nói, ở nơi công cọng cũng như chốn riêng tư, đối với các vị đồng phạm hạnh. Đây là một nguyên tắc về sự thân thiện tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến gắn bó, không tranh chấp, hòa thuận, và đoàn kết.

 

        - Lại nữa, vị tỷ kheo giữ gìn những hành động từ ái về ý, ở nơi công cọng cũng như chốn riêng tư, đối với các vị đồng phạm hạnh. Đây là một nguyên tắc về sự thân thiện tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến gắn bó, không tranh chấp, hòa thuận, và đoàn kết.

 

        -  Lại nữa, vị tỷ kheo thọ hưởng các lợi dưỡng cùng với các vị đồng phạm hạnhgiới đức; không  nghi ngờ do dự , vị ấy chia sẻ với các huynh đệ bất cứ những gì vị ấy thâu đạt  được  một cách chơn chánh, kể cả chỉ là những gì có được trong bình bát. Đây là một nguyên tắc về sự thân thiện tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến gắn bó, không tranh chấp, hòa thuận, và đoàn kết.

 

        -  Lại nữa, vị tỷ kheo sống với các vị đồng phạm hạnh ở nơi công cọng cũng như ở chốn riêng tư, thành tựu những giới luật không bị sứt mẻ, không bị xé rách, không bị tỳ vết,  không bị hổn tạp, giải thoát, được người trí tán thán, không chấp thủ, đưa đến thiền định. Đây cũng là một nguyên tắc về sự thân thiện tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến gắn bó, không tranh chấp, hòa thuận, và đoàn kết.

 

        - Lại nữa, vị tỷ kheo sống với các vị đồng phạm hạnh ở nơi công cọng cũng như ở chốn riêng tư, thành tựu tri kiến cao thượng và giải thoát, dẫn dắt người tu tập theo đúng con đường ấy đến chỗ đoạn tận khổ đau. Đây cũng là một nguyên tắc về sự thân thiện tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến gắn bó, không tranh chấp, hòa thuận, và đoàn kết.

 

        Đó là sáu nguyên tắc về sự thân thiện tạo nên tình thương yêu và tôn trọng, đưa đến gắn bó, không tranh chấp, hòa thuận, và đoàn kết.

 

               ( Trung BK III-kinh số 104: Kinh Làng Sama, tr 76-78 )

 

        (3) Bốn Giai Cấp Đều Thanh Tịnh

 

    1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn  trú tại thành  Xá Vệ (Savatthi) ở rừng  Kỷ Đà, ( Jeta’s Grove)  thuộc vườn Cấp-Cô-Độc ( Anāthapindika).

 

    2. Vào lúc đó, có năm trăm Bà-la-môn từ nhiều thị trấn khác nhau đang cư trú tại thành Xá Vệ vì một số công việc. Rồi các người Bà-la-môn ấy suy nghĩ :’Sa môn khổ hạnh Gotama chủ trương bốn giai cấp đều thanh tịnh. Ai có thể tranh luận với Sa môn Gotama về lời khẳng định này ?’

 

    3. Lúc bấy giờ có một người Bà-la-môn trẻ tuổi tên là Assalāyana đang cư trú tại thành Xá Vệ. Là một thanh niên, đầu cạo trọc, chỉ mới mười sáu tuổi, đã tinh thông ba tập kinh Vệ-Đà với tất cả từ ngữ, nghi thức, ngữ âm , từ nguyên, và thứ năm là các chuyện lịch sử; thiện xảo về ngữ họcvăn phạm, thông thạo  triết lý tự nhiênđại nhân tướng. Vì thế những người Bà-la-môn nghĩ rằng anh ta có thể tranh luận với Thế Tôn.

 

    4. Rồi họ đi đến thanh niên Bà-la-môn và nói với anh ta:“ Tôn giả Assalāyana, Sa môn Gotama này tuyên bố rằng bốn giai cấp đều thanh tịnh. Tôn giả Assalāyana hãy đến và tranh luận với Sa môn Gotama về lời khẳng định này. ”

 

    Khi nghe nói như vậy, thanh niên Assalāyana trả lời: “ Thưa quý vị, Sa môn Gotama là người giảng Chánh pháp. Những ai thuyết giảng Chánh pháp đều rất khó tranh luận với họ. Tôi không thể tranh luận với Sa môn Gotama.”

 

    Lần thứ hai và rồi lần thứ ba các người Bà-la-môn thúc đẩy thanh niên ấy di tranh luận. Lần thứ hai, thanh niên Assalāyana từ chối, nhưng qua lần thứ ba thì thanh niên ấy đồng ý.

 

    5. Rồi thanh niên Assalāyana cùng với một số đông Bà-la-môn đi đến Thế Tôntrao đổi những lời thăm hỏi với ngài. Sau khi nói xong những lời thăm hỏi thân hữulễ độ, thanh niên Assalāyana ngồi xuống một bên và bạch Thế Tôn :

 

    - Thưa Tôn giả Gotama, các vị Bà-la-môn nói rằng:’ Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp cao nhất, tất cả các giai cấp khác đều thấp kém; chỉ có Bà-la môn là giai cấp có màu da trắng sáng  nhất, tất cả giai cấp khác đều có màu da đen tối; chỉ có giai cấp Bà-la-môn là thanh tịnh, các giai ấp khác đều không thanh tịnh; chỉ có giai cấp Bà-la-môn là con của Phạm thiên, dòng giống của Phạm thiên, sanh từ miệng Phạm thiên, do Phạm thiên sanh ra, do Phạm thiên tạo ra, là những kẻ thừa tự của Phạm thiên. ’ Tôn giả Gotama nói gì về việc này ?

 

    - Này Assalāyana, các phụ nữ Bà-la-môn được thấy là có kinh nguyệt, có mang thai, sinh con và cho con bú ? (7) Và mặc dù các Bà-la-môn ấy sanh từ bụng mẹ, lại nói rằng:’ Bà-la-môn là giai cấp cao nhất… chỉ có giai cấp Bà-la-môn là con của Phạm thiên, dòng giống của Phạm thiên, sanh từ miệng Phạm thiên, do Phạm thiên sanh ra, do Phạm thiên tạo ra, là những kẻ thừa tự của Phạm thiên.

 

    6. Mặc dù Sa môn Gotma nói như vậy, các người Bà-la-môn vẫn nghĩ như thế này ; ‘Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp cao nhất… là những kẻ thừa tự của Phạm thiên. ’

    -  Này Assalāyana, ông nghĩ thế nào ? Ông có nghe nói ở nước Yona và Kamboja (8) và ở các đất nước bên ngoài, chỉ có hai giai cấp, chủ nhân và tôi tớ, và chủ nhân trở thành tôi tớ và tôi tớ trở thành chủ nhân ?

 

    -  Thưa vâng, con có nghe.

 

    - Vậy thì, dựa trên sức mạnh của lập luận nào hoặc với sự hổ trợ của thế lực nào mà những người Bà-la-môn trong tường hợp này lại nói rằng:’ Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp cao nhất… là những kẻ thừa tự của Phạm thiên. ?’

 

    7. Mặc dù Sa môn Gotama nói như vậy, các người Bà-la-môn vẫn nghĩ như thế này : ‘Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp cao nhất… là những kẻ thừa tự của Phạm thiên. ’

 

    -  Này Assalāyana, ông nghĩ thế nào ? Giả sử một người Sát-đế-lỵ ( Khattiya) phạm tội sát sanh, lấy của không cho, tà dâm, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tâm tham, có tâm sân, có tà kiến. Vào lúc thân hoại mạng chung, sau khi chết, có phải chỉ có người ấy sẽ tái sinh vào đọa xứ, cõi dữ, cõi thấp kém, địa ngục – còn người Bà-la-môn thì không như vậy ? Giả sử có người lái buôn… người công nhân phạm tội sát sinh…..và có tà kiến. Vào lúc thân hoại mạng chung, sau khi chết, có phải chỉ có người ấy sẽ tái sinh vào đọa xứ, cõi dữ, cõi thấp kém, địa ngục, còn người Bà-la-môn thì không như vậy ?

 

    -  Thưa không, Tôn giả Gotama. Dù đó là người Sát-đế-lỵ, người Bà-la-môn,  người lái buôn, hay là người công nhân, những người thuộc cả bốn giai cấp nếu pham tội sát sanh… và có tà kiến, vào lúc thân hoại mạng chung, sau khi chết,  họ sẽ tái sinh vào đọa xứ, cõi dữ, cõi thấp kém, địa ngục.

 

    -  Vậy thì, dựa trên sức mạnh của lập luận nào hoặc với sự hổ trợ của thế lực nào mà những người Bà-la-môn trong tường hợp này lại nói rằng: ’ Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp cao nhất… là những kẻ thừa tự của Phạm thiên. ?’

 

    8. Mặc dù Sa môn Gotama nói như vậy, các người Bà-la-môn vẫn nghĩ như thế này : ‘Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp cao nhất… là những kẻ thừa tự của Phạm thiên.”

 

    -   Này Assalāyana, ông nghĩ thế nào ? Giả sử có một người Bà-la-môn từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà dâm, từ bỏ nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, không có tâm tham, không có tâm sân, có chánh kiến. Vào lúc thân hoại mạng chung, sau khi chết, có phải chỉ có  người ấy sẽ tái sinh vào cõi an lành,vào thiên giới, còn người Sát-đế-lỵ, người lái buôn, người công nhân thì không như vậy ? 

 

    - Thưa không, Tôn giả Gotama. Dù đó là người Sát-đế lỵ, người Bà-la-môn,  người lái buôn, hay là người công nhân,  những người thuộc cả bốn giai cấp nếu từ bỏ sát sanh… và có chánh kiến, vào lúc thân hoại mạng chung, sau khi chết,  họ sẽ tái sinh vào cõi an lành,vào thiên giới.

 

    -  Vậy thì, dựa trên sức mạnh của lập luận nào hoặc với sự hổ trợ của thế lực nào mà những người Bà-la-môn trong tường hợp này lại nói rằng: ’ Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp cao nhất… là những kẻ thừa tự của Phạm thiên. ?’

 

  1.     9.  Mặc dù Sa môn Gotama nói như vậy, các người Bà-la-môn vẫn nghĩ như thế này : ‘Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp cao nhất… là những kẻ thừa tự của Phạm thiên.’

    -  Này Assalāyana, ông nghĩ thế nào ? Phải chăng chỉ có người Bà-la-môn là có khả năng phát triển tâm từ bi đối với xứ sở này, không thù nghịch, không sân hận, còn các người Sát-đế-lỵ, người lái buôn hay người công nhân thì không có khả năng đó ?

    - Thưa không, Tôn giả Gotama. Dù đó là người Sát-đế lỵ, người Bà-la-môn,  người lái buôn, hay là người công nhân – những người thuộc cả bốn giai cấp đều có khả năng phát triển tâm từ bi đối với xứ sở này, không thù nghịch, không sân hận.

 

    -  Vậy thì, dựa trên sức mạnh của lập luận nào hoặc với sự hổ trợ của thế lực nào mà những người Bà-la-môn trong tường hợp này lại nói rằng: ’ Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp cao nhất… là những kẻ thừa tự của Phạm thiên. ?’

 

  1.     10.  Mặc dù Sa môn Gotama nói như vậy, các người Bà-la-môn vẫn nghĩ như thế này : ‘Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp cao nhất… là những kẻ thừa tự của Phạm thiên.’

 

    - Này Assalāyana, ông nghĩ thế nào ? Phải chăng chỉ có người Bà-la-môn là có khả năng cầm cây chà lưng và bột tắm, đi đến giòng sông tắm sạch các bụi bặm và chất dơ, còn các người Sát-đế-lỵ, người lái buôn hay người công nhân thì không có khả năng đó ?

    - Thưa không, Tôn giả Gotama. Dù đó là người Sát-đế lỵ, người Bà-la-môn,  người lái buôn, hay là người công nhân – những người thuộc cả bốn giai cấp đều có khả năng cầm cây chà lưng và bột tắm, đi đến giòng sông tắm sạch các bụi bặm và chất dơ.

 

     - Vậy thì, dựa trên sức mạnh của lập luận nào hoặc với sự hổ trợ của thế lực nào mà những người Bà-la-môn trong tường hợp này lại nói rằng: ’ Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp cao nhất… là những kẻ thừa tự của Phạm thiên. ?’

 

  1.     11.  Mặc dù Sa môn Gotama nói như vậy, các người Bà-la-môn vẫn nghĩ như thế này : ‘Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp cao nhất… là những kẻ thừa tự của Phạm thiên.”

 

    - Này Assalāyana, ông nghĩ thế nào ? Giả sử có vua Khattiya tập hợp một trăm người có nguồn gốc sinh sống khác nhau và nói với họ: ‘Quý vị hãy đến đây, quý vị nào sinh ra từ bộ tộc Sát-đế-lỵ hay từ bộ tộc Bà-la-môn, hay từ hoàng tộc, hãy lấy phần trên của cây củi châm lửa làm bằng gỗ tốt, châm ngọn lửa và tạo ra sức nóng. Và những người nào sinh ra từ giai cấp hạ tiện (chiên-đà-la), thuộc gia đình thợ săn, thuộc gia đình làm đồ mây tre, thuộc gia đình làm xe kéo, thuộc gia đình lượm rác hãy để họ lấy phần trên của cây củi châm lửa làm bằng gỗ của máng chó uống nước, hay máng heo ăn, hay thùng rác, hay củi khô từ cây thầu dầu, để họ châm lửa và tạo ra sức nóng.

 

     Này Assalāyana, ông nghĩ thế nào ? Khi ngọn lửa được người trong nhóm thứ nhất châm lên và tỏa ra sức nóng, có phải chỉ  lửa ấy mới có ngọn, có màu sắc, có ánh sáng, và có thể sử dụng cho những việc cần dùng lửa; còn  lửa  khi được người trong nhóm thứ hai châm lên thì không có ngọn, không màu sắc, không ánh sáng, và không thể sử dụng cho những việc cần dùng lửa ?

 

    - Thưa không, Tôn giả Gotama. Khi ngọn lửa được người trong nhóm thứ nhất châm lên và tỏa ra sức nóng, lửa ấy có ngọn, có màu sắc, có ánh sáng, và có thể sử dụng cho những việc cần dùng lửa. Và khi lửa được người trong nhóm thứ hai châm lên cũng có ngọn, có màu sắc, có ánh sáng, và có thể sử dụng cho những việc cần dùng lửa. Vì tất cả loại lửa đều có ngọn, đều có màu sắc, có ánh sáng, và có thể sử dụng cho những việc cần dùng lửa.

 

    -  Vậy thì, dựa trên sức mạnh của lập luận nào hoặc với sự hổ trợ của thế lực nào mà những người Bà-la-môn trong tường hợp này lại nói rằng: ’ Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp cao nhất… là những kẻ thừa tự của Phạm thiên. ?’

 

    12. Mặc dù Sa môn Gotama nói như vậy, các người Bà-la-môn vẫn nghĩ như thế này : ‘Chỉ có Bà-la-môn là giai cấp cao nhất… là những kẻ thừa tự của Phạm thiên.”

    -  Này Assalāyana, ông nghĩ thế nào ? Giả sử có một thanh niên Sát-đế-lỵ kết hôn với một thiếu nữ Bà-la-môn, và sinh được một đứa con trai. Đứa con trai được sinh ra từ một người cha Sát-đế-lỵ và môt người mẹ Bà-la-môn như thế sẽ được gọi là Sát-đế-lỵ theo cha hay Bà-la-môn theo mẹ ?

 

    -  Thưa Tôn giả Gotama, đứa bé có thể được gọi theo cả hai, cha hay mẹ .

 

    13. - Này Assalāyana, ông nghĩ thế nào ? Giả sử có một thanh niên Bà-la-môn kết hôn với một thiếu nữ Sát-đế-lỵ, và sinh được một đứa con trai. Đứa con trai được sinh ra từ một người cha Bà-la-môn và môt người mẹ Sát-đế-lỵ như thế sẽ được gọi là Sát-đế-lỵ theo cha hay Bà-la-môn theo mẹ ?

 

    - Thưa Tôn giả Gotama, đứa bé có thể được gọi theo cả hai, cha hay mẹ.

 

    14. - Này Assalāyana, ông nghĩ thế nào ? Giả sử có một con ngựa cái giao phối với một con lừa đực, và kết quả là một con la được sinh ra. Như vậy con la sẽ được gọi là ngựa theo mẹ hay lừa theo cha ?

 

    -  Thưa Tôn giả Gotama, nó là con la, vì nó không thuộc về giống lừa hay ngựa. Con thấy sự sai khác trong trường hợp này, nhưng con không thấy sự khác biệt trong những trường hợp trước.

 

    15. - Này Assalāyana, ông nghĩ thế nào ? Giả sử có hai thanh niên Bà-la-môn là anh em ruột, do cùng một mẹ sinh ra, một người thì chăm chỉ học hành,thông hiểu thánh điển, và người kia thì không chăm chỉ học hành cũng không thông hiểu thánh điển. Đối với hai anh em này, người Bà-la-môn sẽ dâng thức ăn cho ai trước trong buổi lễ đám tang, hay buổi lễ cúng dường, hay buổi tiệc tế thần, hay ở buổi tiệc đãi khách ?

 

    - Thưa Tôn giả Gotama , trong những dịp lễ lạc như vậy, người Bà-la-môn sẽ dâng thức ăn trước cho người chăm chỉ học hành, thông hiểu thánh điển; vì cúng dường cho người không chăm chỉ học hành cũng không thông hiểu thánh điển  thì làm sao đem lại quả tốt đẹp được ?

 

    16. - Này Assalāyana, ông nghĩ thế nào ? Giả sử có hai thanh niên Bà-la-môn là anh em ruột, do cùng một mẹ sinh ra, một người thì chăm chỉ học hành, thông hiểu thánh điển; nhưng vô đạo đứctính tình xấu ác, và người kia thì không chăm chỉ học hành cũng không thông hiểu thánh điển , nhưng có đức hạnhtính tình hiền thiện. Đối với hai anh em này, người Bà-la-môn sẽ dâng thức ăn cho ai trước trong buổi lễ đám tang, hay buổi lễ cúng dường, hay buổi tiệc tế thần, hay  buổi tiệc đãi khách ?

 

    - Thưa Tôn giả Gotama , trong những dịp lễ lạc như vậy, người Bà-la-môn sẽ dâng thức ăn trước cho người không chăm chỉ học hành cũng không thông hiểu thánh điển, nhưng có đức hạnhtính tình hiền thiện; vì cúng dường cho người vô đạo đứctính tình xấu ác thì làm sao đem lại quả tốt đẹp được ?

 

    17. - Này Assalāyana, trước tiên, ông theo lập trường về nguồn gốc sanh trưởng,  sau đó ông theo lập trường về thông hiểu thánh điển, rồi sau đó ông lại đi đến lập trường dựa trên luận điểm là cả bốn giai cấp đều thanh tịnh, như ta đã chủ trương

 

Khi nghe nói như vậy, người thanh niên Bà-la-môn Assalāyana ngồi im lặng,  sửng sờ, hai vai rủ xuống và cúi gục đầu, mặt mày rầu rĩ không thốt nên lời.

 

               ( Trung BK II, Kinh số 93- tr. 681-696  )      

 

        (4) Bảy Nguyên Tắc Ổn Định Xã Hội

 

      1.1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế tôn trú tại Vương Xá (Rājagaha), trên Núi Linh Thứu (Gijjhakuta). Bấy giờ Vua A-Xà-Thế (Ajātasathu), con bà Vi-đề-hi (Vedehiputta ) của xứ Ma-Kiệt-Đà (Magadha) muốn tấn công dân Vaijjians.(9). Vua nói  “ Ta sẽ đánh tan dân Vajjians , dân này rất hùng mạnh , ta sẽ tàn sát chúng, sẽ tiêu diệt chúng !”.

 

      1.2. Và vua A-Xà-Thế nói với vị đại thần, người Bà-la-môn Vassakāra:

 

      -  Này Bà-la-môn, hãy đi đến Thế Tôn, thay mặt ta cúi đầu đảnh lễ chân Ngài, hỏi Ngài có được  vô bệnh, có được sống an nhiên, khỏe mạnh và thoải mái, rồi sau đó bạch rằng :  “Bạch Thế Tôn, Vua A-Xà-Thế của xứ Ma-Kiệt-Đà muốn tấn công dân Vaijjians. Vua nói: “ Ta sẽ đánh tan dân Vajjians , dân này rất hùng mạnh , ta sẽ tàn sát chúng, sẽ tiêu diệt chúng !”. Và Thế Tôn trả lời như thế nào thì khanh hãy tường trình lại cho trẫm thật chính xác, vì Như Lai không bao giờ nói lời hư vọng,”

 

      1.3. Vassakāra nói : “Tâu Đại Vương, thần xin tuân lệnh.” . Và sau khi đã trang bị đầy đủ các cổ xe của vương triều, vị đại thần lên ngồi trong một chiếc và ra đi từ Rājagaha đến Núi Linh Thứu (Mount Vulture Peak), đánh xe đi nhanh ở nơi có hể dùng xe được , rồi tiếp tục đi bộ đến chỗ Thế Tôn đang ngồi. Vị đại thần trao đổi những lời thăm hỏi lễ độ với Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên và nói lên thông điệp của đức vua.

         1.4.  Lúc bấy giờ, tôn giả Ānanda đang đứng hầu quạt sau lưng Thế Tôn. Thế Tôn nói với tôn giả :

  (1) - Này Ānanda, ngươi có nghe dân Vajjians tổ chức hội họp thường xuyên không?

 

  –  Bạch Thế Tôn, con có nghe họ tổ chức hội họp thường xuyên.”

      -  Này Ānanda, bao lâu dân Vajjians tổ chức hội họp thường xuyên, thì họ sẽ được thịnh vượng, không bị suy tàn”.

      (2)  - Ngươi có nghe dân Vajjians hội họp trong sự hòa hợp, giải tán trong sự hòa hợp, và tiếp tục công việc của họ trong sự hòa hợp ?”

       -  Bạch Thế Tôn, con có nghe như vậy .

      - Này Ānanda, bao lâu mà dân Vajjians hội họp trong sự hòa hợp, giải tán trong sự hòa hợp, và tiếp tục công việc của họ trong sự hòa hợp, thì họ sẽ được thịnh vượng, không bị suy tàn.

      (3) - Ngươi có nghe dân Vajjians không làm những gì luật lệ  không cho phép và   không hủy bỏ những gì luật lệ đã cho phép làm, nhưng họ tiến hành công việc theo những gì truyền thống xưa cổ của họ  đã cho phép ?

       –  Bạch Thế Tôn,  con có nghe như vậy. …

      (4) - Ngươi có nghe họ vinh danh, kính trọng, tôn sùngđảnh lễ những bậc trưởng lão và xem những vị này xứng đáng được lắng nghe…?

      (5) .. rằng họ không dùng vũ lực để bắt cóc vợ và con gái của kẻ khác và bắt ép những người này  phải sống với họ  ?...

      (6) …rằng họ vinh danh, kính trọng, tôn sùngđảnh lễ các nơi thờ tự của người Vajjians ở trong nước và ngoài nước, và không  từ bỏ sự hộ trì  đúng đắn mà họ đã thực hiện trước đây ?...

      (7) …rằng họ đã có những biện pháp thích hợp để bảo đảm an toàn cho các bậc A-la-hán, để cho các bậc A-la-hán có thể đến trong tương lai và cư trú tại đó, và những bậc A-la-hán đã đến rồi thì sẽ được sống thoải mái?

       –  Bạch Thế Tôn, con có nghe như vậy .

      - Này Ānanda, bao lâu mà những biện pháp thích hợp như vậy đã được thực hiện…, thì  dân Vajjians sẽ được thịnh vượng, không bị suy tàn.

      1.5. Rồi Thế Tôn nói với Bà-la-môn Vassakāra: “Này, Bà-la-môn, một thời ta sống ở nơi thờ tự Sārandada tại thành Vesāli, ta dạy dân Vajjians bảy nguyên tắc này để phòng ngừa sự suy tàn, và bao lâu mà họ còn giữ gìn bảy nguyên tắc ấy, bao lâu mà những nguyên tắc vẫn còn hiệu lực, thì  dân Vajjians sẽ được thịnh vượng, không bị suy tàn.”

      Khi nghe như vậy, Vassakāra trả lời :

 

      -  Bạch Thế Tôn, thậm chí nếu dân Vajjians chỉ cần giữ một nguyên tắc ấy, họ cũng sẽ được thịnh vượng, không bị suy tàn,  huống chi cả bảy nguyên tắc . Chắc chắn là dân Vajjians sẽ không bao giờ bị Vua  A-Xà-Thế chinh phục bằng vũ lực hay binh khí, nhưng chỉ có thể bằng cách tuyên truyền và làm cho họ chống đối lẩn nhau. Bạch Thế Tôn, bây giờ con phải đi. Con rất bận rộn và có nhiều việc phải làm.

 

       - Này, Bà-la-môn, ngươi hãy làm những gì ngươi thấy thích hợp..

 Rồi Vassakāra hoan hỷvui mừng trước lời dạy của Thế Tôn, đứng dậy từ chỗ ngồi và ra đi.

         1.6. Sau khi Vassakāra đã đi rồi, Thế Tôn nói với tôn giả Ānanda :

         Này Ānanda, hãy đi đến nơi các Tỷ kheo đang cư ngụ quanh đây và tập hợp tất cả  tại giảng đường.”

         - Thưa vâng, bạch Thế Tôn ”,  tôn giả  Ānanda đáp và làm theo lời dạy của Thế Tôn. Rồi tôn giả đến bên Thế Tôn, đảnh lễ ngài, đứng qua một bên và thưa rằng :

         - Bạch Thế Tôn, chúng Tỷ kheo tăng đã tập họp. Đây là lúc Thế Tôn làm những gì Thế Tôn thấy thích hợp.

          Rồi Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến giảng đường, ngồi xuống chỗ ngồi đã soạn sẵn, và nói :

         - Này các Tỷ kheo, ta sẽ giảng dạy bảy pháp đưa đến an vui hạnh phúc. Hãy  chú tâm lắng nghe cẩn thận, ta sẽ giảng.”

                        -  Thưa vâng, bạch Thế Tôn.” Và Thế Tôn giảng như sau :

        - Bao lâu mà các chúng Tỷ kheo tổ chức hội họp đều đặn thường xuyên, thì chúng     Tỷ kheo sẽ được thịnh vượng, không bị suy tàn. Bao lâu mà các chúng Tỷ kheo hội họp trong sự hòa hợp, giải tán trong sự hòa hợp, và tiếp tục làm Tăng sự trong sự hòa hợp, thì chúng Tỷ kheo sẽ được thịnh vượng, không bị suy tàn. Bao lâu mà các chúng Tỷ kheo không làm những gì luật lệ  không cho phép và không hủy bỏ những gì luật lệ đã cho phép, nhưng họ tiến hành làm Tăng sự  theo những gì đã được  các giới luật ban hành…, bao lâu mà các chúng Tỷ kheo vinh danh, kính trọng, tôn sùngđảnh lễ những bậc trưởng thượngvị trí thâm niên, cao tuổi hạ, là những bậc cha và thầy của chúng tăng…, bao lâu mà chúng Tỷ kheo không bị rơi vào bẫy mồi của tham ái khởi lên trong tâm và sẽ đưa họ đến tái sanh…, bao lâu mà chúng Tỷ kheo hết lòng sống trong rừng…, bao lâu mà chúng Tỷ kheo gìn giữ chánh niệm đối với thân, khẩu, ý, để cho trong tương lai những thiện hữu đồng tu sẽ tìm đến với họ, và những bạn đồng tu đã đến sẽ cảm thấy thoải mái với chúng Tỷ kheo…, bao lâu mà chúng Tỷ kheo giữ gìn bảy pháp này và thực hành bảy pháp này, thì chúng Tỷ kheo sẽ được thịnh vượng và không bị suy tàn.

             ( Trường Bộ Kinh I, Số 15:  KinhĐại Bát Niết Bàn, tr 539-549 )

 

            (5) Chuyển Luân Thánh Vương  

 

        3.…Và, sau nhiều trăm, nhiều ngàn năm, Vua Dalhanemi cho gọi một người và bảo : “  Này khanh, bất cứ khi nào khanh thấy Bánh-xe-báu-cõi trời  trượt khỏi vị trí của nó, thì thông báo cho trẫm biết. ”

 

         – “ Thưa vâng, tâu Đại vương”, người ấy trả lời.

 

        Và sau nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, người ấy thấy Bánh-xe-báu-cõi-trời đã trượt khỏi vị trí của nó. Thấy vậy, người ấy tường trình sự kiện này cho nhà vua. Lúc ấy, Vua Dalhanemi cho mời Thái tử đến và nói : “Này con thân yêu, Bánh-xe-báu-cõi-trời đã trượt khỏi vị trí của nó. Và ta nghe rằng khi sự kiện này xảy ra cho một vị Chuyển Luân Thánh Vương, thì vua sẽ không còn sống được bao lâu nữa. Ta đã thọ hưởng đầy đủ mọi dục lạc của thế gian, nay đã đến lúc tìm cầu những lạc thú của chư thiên. Con là con trai của ta, hãy trị vì vương quốc này. Ta sẽ cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia từ bỏ gia đình sống không gia đình”. Và, sau khi vị Thánh vương này đã xuất gia bảy ngày, Bánh-xe-báu-cõi-trời biến mất.

        4. Rồi có một người khác đi đến vị vua Sát-đế-lỵ mới được tấn phong và nói : “Tâu đại vương, ngài phải biết rằng Bánh-xe-báu-cõi-trời đã biến mất.” Khi nghe tin này, nhà vua thấy buồn khổ và sầu muộn. Vua đi đến chỗ vị Thánh vương và báo cho ngài biết tin này. Và vị Thánh vương nói với nhà vua : “ Con thân yêu của ta, con không nên buồn khổ và sầu muộn khi thấy Bánh-xe-báu-cõi-trời biến mất. Bánh-xe-báu-cõi-trời không phải là gia bảo của tổ tiên ta để lại. Mà bây giờ, con thân yêu, con hãy tự mình trở thành vị Chuyển Luân Thánh Vương,. Và khi sự việc này xảy ra, nếu con hành trì những nhiệm vụ của một vị Chuyển Luân Thánh Vương,, vào ngày rằm Bố-tát (10), khi con đã gội đầu và đi lên sân thượng của tòa lâu đài để thực hành ngày Bố-tát, Bánh-xe-báu-cõi-trời sẽ hiện ra trước mặt con, với đầy đủ ngàn tăm, đủ vành xe, trục và các bộ phận.”

               5. Tâu phụ vương, nhưng thế nào là nhiệm vụ của một vị Chuyển Luân Thánh      Vương ?

               –  Như   thế này, con thân yêu : Chính con y cứ vào Chánh pháp, vinh danh    Chánh      pháp, tôn kính Chánh pháp, trân quý Chánh pháp, đảnh lễ Chánh pháp, sùng    bái Chánh pháp, lấy Chánh pháp làm huy hiệu và ngọn cờ, công nhận Chánh pháp là thầy của con, con phải tự mình trở thành người bảo vệ chơn chánh của gia đình mình,     quân đội mình, của Sát-đế-lỵ và quân thần, của Bà-la-môn và các gia chủ, của dân         chúng      thành thị và nông thôn, của sa môn và Bà-la-môn, của cầm thú và chim      muông. Đừng   để cho điều phi pháp có mặt trong quốc độ của con, và hãy bố thí cho    những người nghèo khổ. Và bất cứ Sa môn, Bà-la-môn nào trong quốc độ của con đã từ bỏ đời sống dục vọngthực hành hạnh nhẫn nhục và nhu hòa     , mỗi người tự mình an tịnh, và mỗi người tự mình nỗ lực chấm dứt mọi khát ái, thì thỉnh thoảng         con hãy đến với họ  và hỏi :’ Này tôn giả, thế nào là thiện và thế nào là bất thiện, thế nào      là đáng chê trách và thế nào là không đáng chê trách, cái gì nên theo và cái gì không         nên theo ? Hành động như thế nào đem lại tổn hại và khổ đau lâu dài, hành động    nào đem lại an vui và hạnh phúc lâu dài ?”(11). Sau khi   đã lắng nghe các vị ấy, con     phải tránh những việc bất thiện  và làm những việc thiện. Con thân yêu, như thế    là     nhiệm vụ của một vị Chuyển Luân Thánh Vương,.”

           -  Thưa vâng, tâu phụ vương”,

           Nhà vua trả lời và  thực hành nhiệm vụ của một vị Chuyển Luân Thánh    Vương,. Và vì   vua đã thực hành như vậy, vào ngày rằm Bố tát, sau khi nhà vua đã    gội đầu và đi lên sân thượng của tòa lâu đài để thực hành lễ Bố tát,     Bánh-xe-báu-cõi-     trời hiện ra trước mặt vua, với đầy đủ ngàn tăm, đủ vành xe, trục và các bộ phận. Rồi nhà vua nghĩ rằng: “Ta đã được nghe nói là khi một vị vua      Sát-đế-lỵ mới được tấn    phong thấy bánh xe như vậy trong ngày rằm  Bố tát, vị vua ấy sẽ trở thành bậc       Chuyển Luân Thánh Vương,. Ta có được phép làm Chuyển Luân Thánh Vương,         không ?”

        6. Rồi từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y qua một bên vai, nhà vua tay trái cầm bình nước, tay phải tưới nước lên bánh xe và nói :” Xin bánh xe báu hãy lăn, xin bánh xe báu nhiếp phục tất cả !” Bánh xe báu lăn về phương đông, và nhà vua theo sau với bốn loại binh chủng. Và bất cứ ở nước nào bánh xe báu dừng lại, nhà vua an trú với bốn binh chủng của mình. Và những nước chống đối nhà vua ở vùng phương đông đều đến và nói :’’ Hãy đến đây, Đại Vương, xin chào mừng ngài. Chúng tôi thuộc về ngài. Xin Đại vương hãy cai trị chúng tôi.”

        Và nhà vua nói : “Không được sát sanh. Không được lấy của không cho. Không được nói láo. Không được  tà dâm. Không được uống những chất gây say nghiện. Hãy thọ hưởng những gì quý vị sở hữu như trước đây.”(12) Và những người chống đối nhà vua trong vùng phương đông trở thành chư hầu của nhà vua.

               7.“ Rồi Bánh xe báu lăn về phương nam, tây, bắc…( như phần 6  trên)…Rồi     Bánh xe báu, sau khi đã chinh phục lãnh địa từ hải phận này đến hải phận khác,   liền quay trở về kinh đô và dừng lại trước cung điện nhà vua như để làm vật trang       hoàng cho cung điện vua.”

           ( Trường Bộ Kinh II- Số 26: Kinh Chuyển Luân Thánh Vương- tr. 355-362 )

 

               (6) Đem  lại thanh bình cho đất nước

               9. Sau khi ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Kūtadanta bạch Thế Tôn: “Thưa       Tôn  giả  Gotama, tôi nghe nói rằng Tôn giả hiểu rõ cách thức thực hiện         thành công      ba kiểu tế tự và mười sáu tế vật. Tôi không hiểu rõ về tất cả việc này, nhưng bây giờ tôi muốn cử hành đại lễ tế tự. Thật lành thay nếu Tôn giả Gotama        có thể giảng cho      tôi nghe viêc này”.

              

        -  Này Bà-la-môn, vậy thì hãy chú tâm lắng nghe, Ta sẽ giảng.

        - Thưa vâng”, Bà-la-môn trả lời, và Thế Tôn giảng như sau :

        10. -  Này Bà-la-môn, thuở xưa có một vị vua tên là Mahāvijita. Vua này rất giàu có, tài sản rất nhiều, vàng bạc phong phú, nhiều sở hữu của cải  vật chất, tiền bạc và tài vật giá trị, kho tàng thóc gạo đầy ắp. Và khi vua Mahāvijita.đang ngồi suy nghĩ riêng tư, ý tưởng này chợt khởi lên : “ Ta đã đạt được vô số tài sản nhân gian, ta đã chinh phục được đất đai rộng lớn. Giờ đây ta hãy tổ chức đại tế đàn để đem lại phước lộcan lạc lâu dài cho ta ” Và nhà vua cho mời vị chủ tế (13) và nói với ông ta ý nghĩ  này . “ Này khanh, ta muốn tổ chức đại tế đàn. Khanh hãy khuyên ta làm thế nào để việc này đem lại phước lộcan lạc lâu dài cho ta ?”

        11. Vị chủ tế tâu rằng:’ Tâu Đại vương, đất nước của Đại vương đang bị bọn trộm cướp quấy nhiễu. Đất nước đang bị tàn phá; làng xóm phố xá đang bị tiêu hủy; thôn quê đang bị bọn cướp hoành hành. Nếu Đại vương thâu thuế vùng này, việc ấy sẽ là một điều sai lầm. Giả sử Đại vương nghĩ rằng: ‘Ta sẽ diệt trừ tai họa giặc cướp này bằng án tử hình hay giam cầm tù tội, hay tịch thu của cải, đe dọa, hay trục xuất’’, tai họa này sẽ không chấm dứt được một cách đúng đắn. Những kẻ sống sót sẽ gây tổn thất cho vương quốc của ngài. Tuy nhiên, với kế hoạch sau đây, ngài có thể loại bỏ hoàn toàn tai họa này. Đối với những người sống trong quốc độ này đang tham gia cày cấy và nuôi gia súc, Đại vương hãy phân phối thóc giống và vật thực; những người nào đang buôn bán, hãy cho họ vốn để làm ăn, những người đang phục vụ trong triều đình, ngài hãy cấp lương bổng đầy đủ để sinh sống. Rồi những người này sẽ chuyên chú vào nghề nghiệp của mình, và sẽ không gây tổn hại cho vương quốc của ngài.  Lợi nhuận của Vương triều sẽ dồi dào; đất nước sẽ thanh bình và sẽ không bị bọn trộm cướp quấy phá; và dân chúng an cư lạc nghiệp, chơi đùa với con cái, sẽ sống  trong nhà với cửa mở rộng ( không sợ bị trộm cắp).

         Và vua nói : “Vậy thì cứ làm như thế .”  Ngài chấp thuận lời khuyên của chủ tế và phân phát hạt giống và vật thực cho những người tham gia cày cấy và chăn nuôi gia súc; cấp vốn cho những người buôn bán, trả lương bổng đầy đủ để sinh sống cho những người đang làm việc trong triều đình. Rồi những người đó, chuyên chú vào nghề nghiệp của họ, không làm tổn hại cho vương triều. Lợi nhuậni của nhà vua trở nên dồi dào; đất nước được thanh bình yên ổn và không bị trộm cướp quấy nhiễu, và dân chúng được an cư lạc nghiệp, chơi đùa vui vẻ với con cái, sống trong nhà với cửa mở rộng ( không sợ bị trộm cắp).

 

               ( Trường Bộ Kinh, Kinh số 5 :Kinh  Kūtadanta, tr 141-142 )
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 3509)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 10295)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 4579)