Lời Nói Đầu Của Dịch Gỉa

29 Tháng Tư 201000:00(Xem: 42696)

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
KINH ĐẠI BẢO TÍCH

Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh 
Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999

 

LỜI NÓI ĐẦU CỦA DỊCH GIẢ

Trong khế kinh, Đức Phật nói. "Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhất mà Đức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật'.

Lời Đức Phật thật đơn giản, mà ý nghĩa lại tột cùng sâu rộng. Trong lời đó có nghĩa cứu cánh bình đẳng. Phật và chúng sanh không có sai khác. Còn có nghĩa là hiện tại mỗi chúng sanh đều có đủ tánh đức đồng như Phật. Cũng có nghĩa là nếu chúng sanh có lòng tin thanh tịnh, y giáo phụng hành thì quyết sẽ thành Phật, như trong đại thừa, Kinh thường có câu, chính Đức Phật dạy. "Các ngưòì là Phật sẽ thành, còn chư phật là Phật đã thành.

Vì thấy rõ tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật nên Đức Phật ra đời, dùng thân khẩu truyền cho đời những phương cách, nhập pháp môn làm điều kiện cụ thể để bưôc lên đường Phật, để rồi đến quả Phật. Những phương pháp cụ thể đó gọi là Phật Pháp.

Vì các chúng sanh căn không đồng nhau, tánh không đồng nhau, ý thích cùng sự mong muốn ..vân vân... cũng không đồng nhau, nên Đức Phật phải theo cơ mà dạy rát nhiều pháp môn, nhiều nên phải dùng từ "Vô lượng pháp môn” . Dầu là vô lượng nhưng nếu mỗi chúng sanh y theo một pháp môn, đúng với căùn tánh thích muốn của chính mình rồi, quyết tâm hiểu rõ hành trì thật đúng thật bền, thật sâu, thì nhất định đạt thành đạo quả.

Như trên nói mọi chúng sanh đều có đủ đức tính đồng như Phật chỉ vì điên đảo vọng tưởng hư vọng phân biệt, dục tham phiền não che chướng nên những tánh đức trong sáng sẵn có ấy không hiện thật. Tất cả pháp môn của Đức Phật dạy, những phương pháp mà Đức Phát, lúc hành đạo, đã thật hành, đã hiểu rõ, đã kinh nghiệm và do đó đã đạt kết quả cứuÏ cánh, nay đem truyền dạy lại cho mọi người, đều nhằm vào việc phải trừ những đảo tưởng phân biệt, dục tham phiền não, để cho tánh đức sẵn có phát hiện tác dụng. Vì đó là sẵn có nên Đức Phật tự nói. "Ta không có một chút pháp gì để thành vô thượng bồ đề cả” . Phật pháp là phương tiện đưa người vào đạo, liều thuốc chữa trị bịnh hư vọng phiền não, là cách thức rửa lau những đảo tưởng như lau bụi trên mặt gương, mà tuyệt đối không có chút gì là có, là được, vì đạo là tánh đức sẵn đủ vậy.

Phật pháp vô lượng môn cô đọng lại trong ba môn vô lậu: Giới, Định và Huệ. Vô lậu giới để phòng ngừa, để ngăn đảo vọng. Vô lậu định để chận đứng, để đôí trị "đảo vọng. Vô lậu huệ dứt sạch đảo vọng. Và tùy theo giai đoạn mà đảo vọng từng phần được dứt trừ, thì tánh đức sẵn có của hành giả cũng từng phần thể hiện, đó là các bực Hiền, các bực Thánh, các bực Bồ Tát. Cho đến lúc tất cả đảo vọng sạch trọn vẹn, thì tánh đức thể hiện trọn vẹn, đó là quả Phật, là thành Phật.

Trong bộ Kinh Đại Bảo Tích nầy, nội dung không ngoài những điều đã nêu ở trên, dầu là rất nhiều, rất rộng.

Trong thập niên năm mươi, tôi được đọc tụng bộ Kinh nầy từ bản phương sách của Bắc bộ Việt Nam ta, bản Hán văn, tôi đã có hoài bão phiên dịch ra Việt văn để được thông dụng theo thời đại Mãi đến năm 1979 mới hoàn thành bộ Việt văn, và đến nay ngót mười năm mới có đủ duyên để được đem ra ấn hành lần đầu tiên. Mong rằng sự ấn loát và lưu hành đều tốt đẹp như ý muốn.

Cầu nguyện tất cả mọi người, mọi thí chủ, hoặc thiện chí hoặc công sức hoặc tịnh tài, đều tròn đầy phước lạc.

Viết tại chùa Vạn Đức, Thủ Đức
Mùa An Cư, ngày 12-7-1987
Phật Lịch 2531

Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1421)
27 Tháng Chín 2022(Xem: 83953)
Lúc đầu, kinh điển Phật giáo gồm hai bộ chính là “kinh” (sutra) và “luật” (vinaya): “Kinh” ghi lại giáo lý của Đức Phật, “Luật” là những giới luật mà Đức Phật đã chế định cho hàng tăng nhân tu hành tại các tự viện. Về sau này có thêm những lời chú giải về kinh và luật đó, và được gọi chung là “luận” (abhidharma), kết quả là có ba bộ sách gồm kinh, luật, và luận, tức là “Tam Tạng” (Tripitaka). Dần dần xuất hiện những dị biệt trong những lời giải thích về giáo lý của Đức Phật và giới luật của tự viện; và, điều đó gây ra sự phân rẽ trong cộng đồng Phật giáo, đưa tới sự phân chia thành hai bộ phái chính yếu đó là Thượng Tọa Bộ (Therevada) có tinh thần bảo thủ và Đại Chúng Bộ (mahasamghika) có tinh thần cấp tiến. Mỗi bộ phái có một bộ kinh điển riêng, được coi là chính thức bao gồm những quan điểm của mỗi phái.
16 Tháng Chín 2020(Xem: 5909)
20 Tháng Tám 2018(Xem: 7710)