2. Công Đức: Chìa Khóa Mở Ra Vận Mệnh Tốt Đẹp

18 Tháng Mười 201712:00(Xem: 6943)

VIỆN  NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
HỢP  TUYỂN LỜI   PHẬT   DẠY
TỪ  KINH TẠNG  PALI 

In The Buddha’s Words
An Anthology of Discourses from the Pali Canon

By
BHIKKHU  BODHI
Wisdom Publications – 2005
Việt dịch : Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG  ĐỨC 2015

 

V

CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN TÁI SANH TỐT ĐẸP

( The Way to a Fortunate Rebirth )

 

2. CÔNG  ĐỨC : CHÌA  KHÓA  MỞ RA VẬN MỆNH TỐT ĐẸP

          (1) Các việc làm công đức

            - Này các Tỷ kheo, đừng sợ những việc làm công đức. Đây là sự biểu lộ hạnh phúc, những gì đáng ao ước, đáng mong cầu, thân thiện và rất dễ chịu, đó là, những việc làm công đức. Này các Tỷ-kheo, ta biết rất rõ rằng trong một thời gian dài, ta đã thọ hưởng những kết quả đáng ao ước, đáng mong cầu, thân thiện và rất dễ chịu do thường thực hành những việc làm công đức

            Sau khi đã tu tập tâm từ trong bảy năm, ta đã không trở lại cõi đời này trong bảy thành kiếphoại kiếp. Mỗi khi đến thời kỳ hoại kiếp, ta sanh vao cõi trời Quang Minh Thiên, và mỗi thời kỳ thành kiếp ta ta sanh vào một lâu đài trống không. Ở đó, ta là Phạm Thiên, Đại Phạm Thiện, bậc chiến thắng không ai chinh phục được, bậc nhìn thấy tất cả, bậc quyền lực toàn vẹn. Ba mươi sáu lần ta là Trời Đế Thích, người cai trị chư thiên. Và nhiều trăm lần, ta là Chuyển Luân Thánh Vương, chơn chánh, một vị vua chơn chánh, bậc chinh phục bốn cõi địa cầu, duy trì được sự ổn định trong quốc độ, sở hữu bảy báu. Có cần nói gì về vịệc cai trị  của vua ở địa phương chăng ?

            Này các Tỷ-kheo, ta tự hỏi như sau:’ Việc làm nào của ta đã mang lại quả này ? Nghiệp nào của ta đã chin muồi mà nay ta được hưởng những thành tựu và  quyền lực vĩ đại như vậy ? Và rồi ý nghĩ này khởi lên trong ta:’ Đây chính là quả của ba nghiệp ta đã làm, là sự chin muồi của ba nghiệp mà giờ đây ta hưởng được những thành tựuquyền lực vĩ đại như vậy: đó là bố thí, tự mình nhiếp phục  và chế ngự các căn .’

                                                                                    ( Kinh Itivuttaka 22; 14-15 )

 

          (2) Ba Nền Tảng của Công Đức

            -  Này các Tỷ-kheo, có ba cách tu tập công đức. Thế nào là ba ? Có cách tạo công đức bằng  bố thí, bằng giữ giới, bằng phát triển thiền định.

             Có hạng người tu tập công đức bằng cách bố thí ở mức độ có giới hạn; và, cũng vậy, người ấy tu tập công đức bằng giữ gìn giới luật ở một mức độ giới hạn; nhưng người ây không tu tập công đức bằng thiền định. Vào lúc thân hoại mạng chung, sau khi chết, người ấy sẽ tái sinh vào cõi người trong hoàn cảnh không thuận lợi.

             Có hạng người khác tu tập công đức bằng cách bố thí cũng như giữ gìn  giới luật ở mức độ cao; nhưng người ây không tu tập công đức bằng thiền định. Vào lúc thân hoại mạng chung, sau khi chết, người ấy sẽ tái sinh vào cõi người trong hoàn cảnh  thuận lợi.

             Hoặc người ấy sẽ đươc tái sinh và sống chung với chư thiên của cõi Trời Tứ Thiên Vương. Và ở đây, Trời Tứ Thiên Vương là những vị đã tu tập công đức bố thítrì giới ở mức độ rất cao, vượt qua chư thiên cõi trời ấy trong mười phương diện : tuổi thọ siêu phàm, dung sắc siêu phàm, hạnh phúc siêu phàm, danh tiếng siêu phàm, quyền lực siêu phàm; và có sắc, thanh , hương ,vị, xúc siêu phàm.

             Hoặc người ấy sẽ tái sinh và sống chung với chư thiên của cõi trời Tam Thập Tam Thiên. Và ở đây, Trời Đế Thích, là vị vua cai trị chư thiên, người đã tu tập công đức bố thítrì giới ở mức độ rất cao, vượt qua chư thiên cõi trời ấy trong mười phương diện : tuổi thọ siêu phàm, dung sắc siêu phàm, hạnh phúc siêu phàm, danh tiếng siêu phàm, quyền lực siêu phàm; và có sắc, thanh , hương ,vị, xúc siêu phàm.

( Những câu tương tự như thế  cho việc tái sinh làm chư thiên cõi Trời Dạ Ma, chư thiên cõi Trời Đâu Suất Đà, chư thiên cõi Trời Hóa Lạc Thiên, Tha Hóa Tự Tại Thiên, và những vị vua trị vì ở các cõi trời ấy ).

             Này các Tỳ-kheo, đấy là ba cách tu tập công đức.”

                                                                        ( Tăng Chi BK 8:36; IV 241-43 )

          (3) Những Loại Tín Tâm Tối Thượng

            -  Này các Tỳ-kheo, có bốn loại tín tâm tối thượng. Thế nào là bốn ?

            Bất cứ các loài hữu tình nào,  dù  không chân hay hai chân, bốn chân, hay nhiều chân, dù có sắc hay không sắc, có tưởng hay không có tưởng, phi tưởng hay phi phi tưởng, thì Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác được tuyên bốtối thượng. Những ai có lòng tin vào Đức Phật là đã có lòng tin vào đấng tối thượng, và những ai có lòng tin  vào đấng tối thượng sẽ đạt được kết quả tối thượng.

             Dù có bất cứ loại  pháp hữu vi nào, thì Bát Thánh Đạo được tuyên bốtối thượng. Những ai có lòng tin vào Bát Thánh Đạo là đã có lòng tin vào pháp tối thượng, và những ai có lòng tin  vào pháp tối thượng sẽ đạt được kết quả tối thượng.

             Dù có bất cứ loại  pháp hữu vi  hay vô vi nào, ly tham được tuyên bố là pháp tối thượng, nghĩa là, sự diệt trừ  ngã mạn, loại bỏ khát ái, nhổ bật gốc mọi dính mắc, chấm dứt luân hồi,   đoạn trừ ái dục, ly tham, đoạn diệt, Niết bàn. Những ai có có lòng tin vào Giáo pháp là có lòng tin vào pháp tối thượng, và những ai có lòng tin vào pháp tối thượng sẽ đạt được kết quả tối thượng.

            Dù có bất cứ tăng chúng hay hội chúng nào, Tăng đoàn đệ tử của Như Lai được tuyên bốtối thượng trong tất cả hội chúng ấy, nghĩa là, bốn đôi tám vị - Tăng đoàn đệ tử của Thế Tôn xứng đáng được cúng dường, xứng đáng được phục vụ, xứng đáng được dâng tặng, xứng đáng được cung kính đảnh lễ, đó là ruộng phước vô thượng ở đời. Những ai có có lòng tin vào Tăng đoàn là có lòng tin vào hội chúng tối thượng, và những ai có lòng tin  vào hội chúng tối thượng sẽ đạt được kết quả tối thượng .”

                           Những ai có lòng tin tối thượng,

                        Những ai hiểu được Pháp tối thượng,

                        Những ai có lòng tin vào Đức Phật,

                        Là bậc vô thượng xứng đáng được cúng dường;

                        Những ai có lòng tin vào Giáo pháp,

                        Ly tham, an lạc tối thượng;

                        Những ai có lòng tin vào Tăng đoàn,

                        Là ruộng phước vô thượng ở đời;

                        Những ai cúng dường cho những bậc vô thượng,

                        Được tăng trưởng công đức tối thượng;

                        Được thọ mạng, dung sắc, tối thượng,

                        Được danh tiếng, hạnh phúc, và sức mạnh tối thượng,

                        Dù người ấy trở thành chư thiên hay loài người,

                        Là bậc trí tuệ đã bố thí tối thượng,

                        Định tâm vào Pháp tối thượng,

                        Hoan hỷ khi đạt được pháp tối thượng.

 

                                                                                    ( Tăng Chi BK 4:34; II 34-35 )

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2022(Xem: 3462)
20 Tháng Năm 2022(Xem: 10165)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
04 Tháng Hai 2022(Xem: 4394)